Review Sách Một Đời Quản Trị – Quản Trị Không Dừng Lại Ở Quản Lý

0
2286
review-sach-mot-doi-quan-tri-2
Review sách: Một Đời Quản Trị - quản trị không dừng lại ở quản lý

Lãnh đạo là khả năng gặt hái được những điều phi thường từ những con người bình thường. Nhiều người thường đồng hóa lãnh đạo với quản lý, thế nhưng, đến với cuốn sách Một Đời Quản Trị, giáo sư Phan Văn Trường sẽ cho chúng ta thấy rõ điểm khác biệt giữa hai khái niệm tuy gần mà xa này.

Tác giả cuốn Một Đời Quản Trị

Một Đời Quản Trị là cuốn sách của giáo sư Phan Văn Trường. Ông là chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đàm phán quốc tế và là cố vấn của Chính phủ Pháp về thương mại Quốc tế. 

Vì những đóng góp của mình, giáo sư từng được tổng thống Pháp trao tặng huy chương Hiệp sĩ Bắc đẩu bội tinh vào năm 2007. Ngoài việc chuyên môn, ông còn thành công với những cuốn sách chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, lãnh đạo vô cùng nổi tiếng: Một đời thương thuyết, Một Đời Quản Trị, Một đời tìm đường.

review-sach-mot-doi-quan-tri-2
Review sách: Một Đời Quản Trị – quản trị không dừng lại ở quản lý

Sách hay nên đọc: Review sách: Một Đời Thương Thuyết – đúc rút kinh nghiệm một đời xông pha trận mạc

Nội dung cuốn sách Một Đời Quản Trị

Một Đời Quản Trị chia sẻ những kinh nghiệm đúc rút từ quá trình làm lãnh đạo tại các công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới của giáo sư Phan Văn Trường. Ông đã từng đứng đầu các tập đoàn khổng lồ với doanh thu 60 – 70 tỉ đô là Mỹ, hoạt động trên hàng trăm quốc gia, với hàng chục nghìn nhân viên từ đủ các quốc tịch.

Sách gồm 22 chương, trả lời các câu hỏi từ căn bản tới phức tạp về công việc lãnh đạo:

Chương 1: Trời phú hay học tập – Lầu năm góc hay câu chuyện của chú bé Ben

Chương 2: Đường vào quản trị

Chương 3: Những quý nhân, những người mẫu của tôi

Chương 4: “Đố ai?” – Ca dao Việt Nam và Triết lý quản trị

Chương 5: Văn hóa doanh nghiệp: “nice & professional”

Chương 6: Khám và chữa bệnh trong doanh nghiệp

Chương 7: Gia nhập và chia tay

Chương 8: Tìm kiếm và chiêu mộ nhân tài

Chương 9: Những trụ cột của đội tôi

Chương 10: Công dân toàn cầu

Chương 11: Những mẩu chuyện vui về sơ đồ tổ chức doanh nghiệp

Chương 12: Lãnh đạo xấu – đẹp, sai – đúng

Chương 13: Nghề lãnh đạo

Chương 14: Môi trường kinh doanh

Chương 15: Đại chiến để tranh quyền trong doanh nghiệp trận Tuxban – Mexico

Chương 16: Vài ý nghĩa về khởi nghiệp

Chương 17: Xây dựng chiến lược đa dạng hóa – quốc tế hóa – sáp nhập – sáng tạo

Chương 18: Khai phóng óc sáng tạo

Chương 19: Thời gian của cá nhân, thời gian của hệ thống

Chương 20: Những nana tác chiến của đời tôi

Chương 21: Kế thừa

Chương 22: Một ngàn lý do để lạc quan

Triết lý chủ chốt trong cuốn sách Một Đời Quản Trị là lãnh đạo từ Tâm, từ sự tin tưởng và yêu thương nhân viên của mình. 

“Đố ai đếm được vì sao

Một đời quản trị biết bao nhiêu tình”

review-sach-mot-doi-quan-tri-3
Review sách: Một Đời Quản Trị – quản trị không dừng lại ở quản lý

Sách hay nên đọc: Review sách: Để Trở Thành Nhà Quản Lý Hiệu Quả – định nghĩa khác về người quản lý giỏi

Bất kể làm việc tại châu Âu, châu Mỹ hay châu Á, tác giả luôn nhắc mình phải phân biệt rõ vai trò của quản trị và quản lý để đi được đúng còn đường lãnh đạo. 

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, một điều vô cùng quan trọng là để nhân viên được thoải mái làm việc, biết hỗ trợ lẫn nhau và tự hào vì mình là một phần của công ty, 

Người lãnh đạo là người biết sớm phát hiện ra những bước lùi trong cách làm việc của nhân viên, giải quyết sớm những hiện tượng mất động lực, thiếu sự truyền thông, thiếu óc sáng tạo hay riêng tư hơn như chia bè chia phái. 

Nhân tài cần được đặt đúng chỗ và đối xử đúng mực. Hãy cho họ không gian và cơ hội để tự do sáng tạo, đạt được hiệu suất tối đa trong công việc đang làm. Với mỗi nhân viên nói chung, hãy chào đón họ một cách trân trọng, giúp họ nhìn thấy được mục đích trong công việc, giúp cho mục đích của công ty và mục đích của cá nhân họ cùng được hiện thực hóa. Với những nhân viên đến lúc nói lời chia tay, hãy cảm ơn họ vì những đóng góp và cầu chúc cho họ có một sự nghiệp tốt đẹp trong tương lai.

Ở góc độ doanh nghiệp, khi đứng trước lựa chọn quốc tế hóa, các nhà lãnh đạo không nên chọn các thị trường gần như các nước Đông Nam Á mà nên chọn những đất nước đang trên đà phát triển và có khung pháp lý rõ ràng. Họ cũng có thể lựa chọn sát nhập với các công ty cùng ngành để làm được những điều vĩ đại hơn, đó cũng là xu thế chung tất yếu. 

Mỗi doanh nghiệp cần có quy trình làm việc rõ ràng, định hướng cụ thể để các cá nhân nắm rõ thứ tự ưu tiên trong công việc. 

Sách Một Đời Quản Trị cũng đưa ra những lưu ý chi tiết để nhà lãnh đạo tránh được những sai lầm không đáng có trong quá trình quản trị của mình. KPI, biểu đồ hay lý thuyết đôi khi sẽ thành thừa thãi và vô ích, lại gây thêm áp lực cho nhân viên. Lãnh đạo có thể lưu đầu việc theo tên nhân viên và giữ bản sao của những dự án quan trọng. Nhà lãnh đạo có thể yêu cầu nhân viên xử lý công việc ở từng gia đoạn ký nháy biên bản làm việc. 

Nhận xét về cuốn sách Một Đời Quản Trị

Một Đời Quản Trị giúp các nhà lãnh đạo tự đặt ra cho mình rất nhiều câu hỏi quan trọng. Làm sao để hạn chế các mặt tối của một lãnh đạo? Văn hóa của bạn là gì? Văn hóa ấy có phù hợp với văn hóa doanh nghiệp không? Nếu không, đâu là thời điểm bạn nên dừng lại? 

Sách Một Đời Quản Trị được viết rất thực tế, luôn là kiến thức đi kèm với trải nghiệm cá nhân vô cùng phong phú của tác giả. Với vai trò một người đi trước, giáo sư Phan Văn Trường đưa cho người đọc những giải pháp hiệu quả trong quá trình làm lãnh đạo của mình. 

Tuy vậy, vì tác giả chủ yếu làm việc ở những công ty lớn, các tập đoàn hàng đầu thế giới với hàng chục ngàn nhân viên, với cường độ công việc và độ phức tạp cao nên nhiều chia sẻ sẽ là vĩ mô với những lãnh đạo của các công ty quy mô nhỏ. 

review-sach-mot-doi-quan-tri
Review sách: Một Đời Quản Trị – quản trị không dừng lại ở quản lý

Trích dẫn hay từ sách Một Đời Quản Trị

“Hầu hết lãnh đạo của các công ty ở Việt Nam đều chỉ biết quản lý mà không biết quản trị. Quản lý thì có thể áp dụng những mô hình doanh nghiệp đã được thử nghiệm trên thế giới, phân bổ công việc hiệu quả nhưng quản trị thì đòi hỏi phải đi sâu vào lòng người, nắm bắt năng lực thật sự của những cộng sự sát cánh với mình, gắn kết giữa người với người. Đây là điều được tôi chứng minh xuyên suốt cuốn sách.”

“Quản lý thì có thể áp dụng những mô hình doanh nghiệp đã được thử nghiệm trên thế giới, phân bổ công việc hiệu quả nhưng quản trị thì đòi hỏi phải đi sâu vào lòng người, nắm bắt năng lực thật sự của những cộng sự sát cánh với mình, gắn kết giữa người với người. ” 

“Hãy làm cho nhân viên cảm nhận rằng họ là thành viên của gia đình doanh nghiệp, không hơn không kém, mỗi người một việc, mỗi người một vị trí, mỗi cá nhân một trách nhiệm, nhưng người nào cũng là thành viên quý của đại gia đình!…Có ngày vào thì có ngày chia tay, theo quy luật tự nhiên của hệ thống.

Nhưng đã là thành viên trong gia đình thì là thành viên vĩnh viễn. Đến ngày ra đi, công ty sẽ chuẩn bị hành trang cho bạn từ trước, không những bạn sẽ bỏ một việc có thể đã chán ngán, mà bạn sẽ nắm được cơ hội mới để tiến theo sở trường mới.”

Lời kết

Một Đời Quản Trị là cuốn sách mà mọi nhà lãnh đạo nên đọc. Đọc sách để hiểu thêm về bộ môn nghệ thuật quản trị đầy thử thách nhưng cũng rất thú vị và thực tế. Những câu chuyện người thật, việc thật và những bài học kinh nghiệm xương máu sẽ khiến độc giả không thể rời mắt khỏi cuốn sách tuyệt vời này.

Sách hay nên đọc: Review sách: Phát Triển Kỹ Năng Lãnh Đạo – đừng quản lý, hãy lãnh đạo

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây