Review Sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ – Chữa Lành Cho Bản Thân Trước Khi Bước Chân Vào Một Mối Quan Hệ

0
1588
review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he
Review Sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Người ta thường nói: gia đình hạnh phúc chính là thiên đường trên trần gian. Tiếc là không phải ai cũng may mắn được bước chân vào thiên đường này. Với nhiều người, gia đình là khởi nguồn của đau khổ, là xuất phát của rất nhiều sang chấn tâm lý mà họ phải mang theo suốt cuộc đời.

Cuốn sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ của tác giả Choi Kwanghyun sẽ giúp bạn nhìn sâu vào gốc rễ những hiện tượng tâm lý của bản thân thông qua cách chúng ta lớn lên từ gia đình.

Tác giả sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Tâm Lý Học Mối Quan Hệ là cuốn sách của Choi Kwanghyun, tác giả đã quen thuộc với độc giả Việt Nam qua những cái tên như Hai mặt của gia đình, Góc khuất của yêu thương hay Trong mỗi chúng ta đều có một đứa trẻ cần vỗ về.

Choi Kwanghyun là Trưởng khoa Tham vấn Gia đình, thuộc Viện Cao học Tham vấn – Trường Đại học Hansei, đồng thời là Viện trưởng Viện nghiên cứu Trị liệu Gia đình và Sang chấn. Sau khi tốt nghiệp chương trình cao học của Đại học Yonsei, ông sang Đức và hoàn thành khóa học tiến sĩ chuyên ngành Tham vấn Gia đình tại Đại học Bonn. Tác giả Tâm Lý Học Mối Quan Hệ từng là nhà trị liệu gia đình của Trung tâm Trị liệu Gia đình Ruhr và là tham vấn lâm sàng của Bệnh viện Đại học Bonn, Đức.

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he
Review Sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Sách hay nên đọc: Review Sách Thao Túng Tâm Lý – Hành Trình Phục Hồi Sau Những Tổn Thương Do Thao Túng

Nội dung sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Đứa con là nạn nhân của những mâu thuẫn

Thông thường, khi hai người phát sinh mâu thuẫn, họ có thể chọn cách cùng nhau giải quyết vấn đề, hoặc im lặng, hoặc lôi người thứ ba vào giữa tâm chấn của cuộc cãi vã.

Có nhiều đứa trẻ không may mắn đã trở thành “dê tế thần” trong cuộc mâu thuẫn của cha mẹ.

Trong quá trình trưởng thành, có những sang chấn được ta chữa lành, cũng có những sang chấn sẽ theo ta đến cuối cuộc đời và vô tình bị ta chuyển di sang những người xung quanh hoặc những thế hệ kế cận.

Những đứa trẻ bất hạnh, là nạn nhân của những mâu thuẫn giữa cha mẹ chúng rất có thể sẽ đem theo những cảm xúc khó chịu âm ỉ và tác động lên mối quan hệ hiện tại của mình.

Sang chấn thế hệ và hậu quả dai dẳng

Cuốn sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ nhắc đến một khái niệm mới mẻ là sang chấn thế hệ, tức là những mâu thuẫn truyền từ thế hệ tổ tiên sang con cháu thông như một dạng đeo bám.

Những hạt giống sang chấn xuất phát từ thời ông bà, chúng ta vô tình tưới tắm cho những hạt giống đó phát triển và gây đổ vỡ cho những mối quan hệ hiện tại của chúng ta.

Nhà phân tâm học Sigmund Freud từng nói về chiếc giường chỉ có 2 người nhưng mâu thuẫn giữa họ có tới 6 người bị ảnh hưởng. Cuộc cãi vã giữa 2 người có thể liên đới tới con cái và thậm chí cả hai bên cha mẹ của họ. 

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he-2
Review Sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Sách hay nên đọc: Review sách Tâm Lý Học Biểu Cảm – Khi Ngôn Ngữ Cơ Thể Không Biết Nói Dối

Thuyết gắn bó và tác động tới hiện tại

Những đứa trẻ lớn lên trong các mối quan hệ lo âu hoặc né tránh sẽ rất khó để duy trì một mối quan hệ bình thường. Họ không biết cách giải quyết mâu thuẫn khi có vấn đề phát sinh mà cũng sẽ cư xử theo xu hướng lo âu/gắn bó mà họ từng sống trong quá khứ. 

Khi gặp vấn đề, những người theo xu hướng lo âu thường trách móc bản thân, đổ lỗi cho chính mình trước sự đổ vỡ của mối quan hệ. Họ cho rằng mình là nguyên nhân, vì mình chưa đủ tốt nên mối quan hệ mới diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực.

Ngược lại, người né tránh thì dựng lên một bức tường phòng thủ và không cho người khác bước vào thế giới riêng của mình. Nếu như người đối diện không có cơ hội bước vào thế giới tâm hồn của chúng ta thì thật khó để họ có thể hiểu, thông cảm và tiếp tục hàn gắn mối quan hệ.

Hiểu được xu hướng của bản thân, ta sẽ không còn tự trách mình khi các mối quan hệ không được như mong muốn. Hiểu được mình, cũng như hiểu được xu hướng của đối phương, ta mới có thể duy trì mối quan hệ trong một không khí tích cực và bước ra khỏi các mâu thuẫn.

Nhận xét về cuốn sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Tâm Lý Học Mối Quan Hệ đưa ra nhiều khái niệm và cách tiếp cận khác nhau về sang chấn trong những mối quan hệ.

Liệu pháp cấu trúc, khác biệt hóa bản ngã, học thuyết hệ thống, phân tâm học,.. là những công cụ giúp ta tiến gần hơn tới việc tìm hiểu bản thân trong quá khứ để giải quyết tốt hơn những mâu thuẫn ở hiện tại.

review-sach-tam-ly-hoc-moi-quan-he-3
Review Sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ

Ví dụ một người đã từng gặp sang chấn trong quá khứ, lớn lên với những cái tôi méo mó sẽ rất khó để cư xử đúng hoặc duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Hoặc, một người đóng rất nhiều vai trò trong gia đình và xã hội, vừa là con, vừa là mẹ, vừa là vợ,.. khi một vai trò bị ảnh hưởng thì chúng ta rất dễ gây hiệu ứng tiêu cực đến những vai trò còn lại.

Chẳng ai là người cố ý muốn làm tổn thương con cái, làm tổn thương người bạn đời của mình. Nhưng khi họ chưa hiểu bản thân, không rõ những sang chấn mà chính mình đã trải qua thì họ rất dễ gây tổn thương lên những thân xung quanh mình một cách vô tình. Trước khi bước vào bất kỳ mối quan hệ nào, hãy tìm cách hiểu bản thân để không gây tổn thương cho những người xung quanh.

Điểm cộng của cuốn sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ là tác giả Choi Kwanghyun đưa vào những câu chuyện rất gần gũi trong đời sống gia đình. Văn hóa Hàn Quốc có những điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam nên chúng ta đâu đó có thể bắt gặp câu chuyện của chính mình.

Điểm cần cải thiện ở đây là sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ nên đào sâu hơn vào các học thuyết tâm lý thay vì chỉ đề cập đến tên gọi. Hiểu được bản chất của các thuyết này sẽ giúp người đọc tiếp cận vấn đề dễ dàng và sâu sắc hơn.

Lời kết

Cuốn sách Tâm Lý Học Mối Quan Hệ mở ra một con đường, một cách tiếp cận mới về các sang chấn tâm lý, cách chữa lành từ những mối quan hệ độc hại. Đọc sách, bạn sẽ có thêm độc lực tìm hiểu bản thân, thay đổi tư duy về các mối quan hệ và sẵn sàng bước chân vào một tương lai nhiều niềm vui, nhiều hạnh phúc hơn.

Sách hay nên đọc: Review Sách Ngài Cóc Đi Gặp Bác Sĩ Tâm Lý – Tự Yêu Thương Trước Khi Tự Phán Xét

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây