Review sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) – Hành Trình Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống

0
1840
review-sach-cau-chuyen-dong-song-Siddhartha
Review sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) - Hành Trình Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống

Cuốn sách Siddhartha với tựa Việt Câu Chuyện Dòng Sông đã được trao giải Nobel văn học năm 1946 vì những triết lý sâu xa ẩn chứa trong đó. Gần 80 năm sau ngày xuất bản, cuốn sách vẫn là một câu chuyện vô cùng giá trị mà độc giả ca ngợi, tôn vinh.

Tác giả sách Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông

Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) là cuốn sách được viết bởi đại thi hào người Đức Hermann Hesse. 

Ông được người đọc yêu mến và coi như “dòng sông chảy mãi” của giới văn học. Là một trong những nhà văn hiện thực phê phán lớn của văn học Đức thể kỷ XX và cũng là một trong những nhà văn có tác phẩm được đọc nhiều nhất trên thế giới, Hermann Hesse có những tác phẩm mang đậm truyền thống nhân đạo cổ điển, thể hiện dưới văn phong súc tích nhưng vô cùng cuốn hút.

Tác phẩm của đại thi hào Hermann Hesse là nơi gặp gỡ và giao lưu của hai nền văn hóa Đông Tây trên cả phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngoài Câu Chuyện Dòng Sông thì cuốn sách Tuổi Trẻ Băn Khoăn của ông cũng được yêu mến trên toàn thế giới.

review-sach-cau-chuyen-dong-song-Siddhartha
Review sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) – Hành Trình Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống

Sách hay nên đọc: Review Sách Đường Mây qua Xứ Tuyết Tây Tạng – Sự Huyền Bí Lạ Kỳ Ân Sau Rặng Tuyết Sơn

Nội dung sách Câu Chuyện Dòng Sông

Lấy bối cảnh Ấn Độ vào những năm Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Câu Chuyện Dòng Sông kể lại hành trình giác ngộ của chàng thanh niên tên Siddhartha. Dù xuất thân trong gia đình quyền quý, có một gia đình đủ đầy, được yêu thương và ngưỡng mộ bởi rất nhiều người nhưng Siddhartha vẫn không hài lòng vì còn nhiều trăn trở với cuộc sống đang có.

Chàng thanh niên trẻ không muốn sống cuộc đời cũ kỹ với những tín điều mà anh không tin là thật. Siddhartha không nghĩ rằng dùng nước thánh để thanh tẩy thì sẽ khiến mình trở nên thanh cao, những giáo lý được nghe mỗi ngày cũng không khiến anh thỏa mãn vì chưa đi đến tận cùng bản chất.

Với những trăn trở này, Siddhartha quyết định cùng một người bạn thân lên đường, bỏ lại tất cả phía sau, trở thành một sa môn tu khổ hạnh để tìm ra những chân lý trong cuộc đời. Cuộc hành trình đi tìm lời giải cho câu hỏi “Tôi là ai?” đã trải qua rất nhiều thăng trầm và mang đến nhiều bài học để chiêm nghiệm.

Những bài học từ cuốn sách Câu Chuyện Dòng Sông

Đâu là bản chất của đời sống?

Siddhartha đi để tìm đến cái tận cùng thông qua con đường rộng mở trước mắt. Để hiểu được cuộc đời, ta cần trải nghiệm mọi ngóc ngách. Chỉ khi đủ trải nghiệm, học cách lắng nghe, ta mới cảm nhận được đủ mọi hình thái của sự sống. Đâu là tốt, đâu là xấu? Ta cần trải nghiệm và học cách vượt lên. 

Cuộc đời là một dòng sông

Cuộc sống của con người cũng giống như một dòng sông, khi êm dịu, khi dữ dội, những dòng chảy tạo nên con sông nhưng con sông vẫn luôn ở đó.

Chính tại nơi dòng sông, chàng trai trẻ Siddhartha đã chiêm nghiệm được những chân lý cuộc đời. “Anh thấy dòng sông chảy và cứ chảy, chảy không ngừng, vậy mà nó vẫn luôn luôn ở đó, luôn luôn và mọi lúc vẫn là dòng sông ấy, nhưng mỗi khoảnh khắc đều mới”.

Dòng sông dạy cho ta những bài học về không gian, thời gian, mục đích sống. Dòng sông có âm thanh nhưng không phải một âm thanh duy nhất mà là tổng hợp mọi âm sắc của thế giới này. Dòng sông dạy ta biết chậm lại để quan sát hiện tại. Đừng day dứt hay đắm chìm trong quá khứ, ngay lúc này đây là hiện thực rõ ràng nhất.

Mọi sự vật đều có giá trị của riêng mình

Xuất thân từ một gia đình cao quý, thật khó để Siddhartha cảm nhận được cuộc sống của một người bình thường. Anh cho mình là thanh cao, là tự tại hơn người. Chỉ khi rơi vào hoàn cảnh như bao người bình thường khác, anh mới hiểu con người chẳng mấy khác nhau.

Được thanh cao, vương giả vì anh may mắn sinh ra trong tầng lớp cao, được sống trong một gia đình quyền quý. Khi trải nghiệm những cảm xúc giống như bao người, Siddhartha đã nhận ra ai cũng có mặt tốt mặt xấu, thiện ác chỉ là thước đo tương đối mà thôi.

review-sach-cau-chuyen-dong-song-Siddhartha-2
Review sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) – Hành Trình Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống

Sách hay nên đọc: Review Sách Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới – Lịch Sử Hình Thành, Phát Triển Và Đặc Điểm Chính

Nhận xét về cuốn sách Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông

Thật khó để đánh giá Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông là một cuốn sách khó hay dễ đọc. Sách tương đối ngắn, cấu trúc truyện đơn giản nhưng những bài học và triết lý ẩn chứa trong sách sẽ khiến chúng ta mất nhiều tháng nhiều năm trăn trở.

Người ta nói Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông không phải để tìm, mà để gặp. Có duyên thì sẽ gặp cuốn sách ở một thời điểm thích hợp trong đời để chiêm nghiệm và rút ra những bài học.

Tuy là một câu chuyện ảnh hưởng bởi góc nhìn Phật Giáo nhưng cuốn sách Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông lại vô cùng gần gũi. Suy nghĩ của chàng trai trẻ Siddhartha có thể là suy nghĩ của bất kỳ ai trong chúng ta.

So sánh với cuốn sách Tuổi trẻ băn khoăn của cùng tác giả, cuốn sách Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông được đánh giá là sâu sắc và rộng rãi hơn nhiều. Nếu như Demian trong Tuổi trẻ băn khoăn khao khát đi tìm kiếm lẽ sống, tìm kiếm cái tôi như mục tiêu thường thấy ở triết học phương Tây thì Siddhartha sâu và rộng hơn thế, là mở ra con đường tự chiêm nghiệm bản thể để tìm ra chân lý cuộc đời.

Trích dẫn hay từ sách Siddhartha – Câu Chuyện Dòng Sông

“Mỗi khi nhìn gương mặt đã già đi và xấu xí hơn trong tấm gương trên tường phòng ngủ, mỗi khi đột nhiên cảm thấy xấu hổ và kinh tởm, anh lại tiếp tục chạy trốn, chạy trốn vào trò chơi đen đỏ mới, chạy trốn vào trạng thái ngây ngất của khoái lạc, của khóc than, rồi lại quay về với sự thôi thúc góp nhặt và kiếm chác. Anh miệt mài đến mệt nhoài, già đi và đau ốm trong vòng luẩn quẩn vô nghĩa ấy”

“…Thế giới, bạn Govinda ơi, không phải không toàn thiện hay đang chậm chạp trên đường tiến tới toàn thiện đâu. Không đâu, nó toàn thiện trong từng khoảnh khắc, mọi tội lỗi đều mang sẵn trong nó sự ân xá, mọi trẻ thơ đều mang sẵn tuổi già, mọi trẻ sơ sinh đều mang cái chết, mọi người hấp hối đều mang sẵn sự sống vĩnh cửu.”

review-sach-cau-chuyen-dong-song-Siddhartha-3
Review sách Câu Chuyện Dòng Sông (Siddhartha) – Hành Trình Đi Tìm Ý Nghĩa Cuộc Sống

“Tự mình chứng nghiệm mọi thứ cần biết”, anh nghĩ, “là một điều hay. Ta đã học từ nhỏ rằng lạc thú thế gian và của cải chẳng phải là điều tốt lành. Biết lâu rồi, nhưng ta mới chứng nghiệm đấy thôi. Nay ta đã biết, không phải chỉ qua ký ức, mà tận mắt, tận lòng và bằng cả bao tử. Thật may mà ta được rõ điều này!”

“Kiến thức có thể truyền được nhưng trí tuệ thì không. Người ta có thể tìm thấy nó, sống trong nó, được thêm sức mạnh vì nó, làm nên những phép lạ nhờ nó, nhưng người ta không thể truyền dạy nó được.”

Lời kết

Chúng ta không thể đi tìm bản chất cuộc sống thông qua những kiến giải, những lời dạy hay sách vở thông thường. Hãy trải nghiệm mọi thứ của cuộc đời để tâm trí rộng mở như chàng trai trẻ Siddhartha, để yêu thương mọi sự vật, để bản thân biết lắng nghe và hiểu được bản chất của cuộc sống.

Sách hay nên đọc: Review Sách Phật Học Tinh Hoa – Cánh Cổng Mở Ra Những Chân Lý Của Đạo Phật

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây