Tôn giáo là một hiện tượng lịch sử xã hội, có quá trình ra đời, phát triển và tiêu vong của riêng nó. Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội, tôn giáo được coi là ngành khoa học gây nhiều tranh luận nhất.
Mục đích cuối cùng của tôn giáo chắc chắn không nhằm tạo ra những tranh cãi xung quanh sự khác biệt giữa các tôn giáo. Thay vì tranh luận, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của những hiện tượng xã hội này thông qua cuốn Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới.
Mục Lục
Tác giả sách Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới là cuốn sách của nhà nghiên cứu Hoàng Tâm Xuyên. Ngoài Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới, tác giả này còn có những cuốn sách về tôn giáo khác như Về Đạo Phật, Về Đạo Cơ Đốc và Và Đạo Islam.
Sách hay nên đọc: Review sách: Lược Sử Tôn Giáo – sự hình thành và phát triển của các tôn giáo trên thế giới
Công ty phát hành | Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia Sự Thật |
Nội dung sách Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
Cuốn Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới giới thiệu khái quát bối cảnh ra đời, quá trình phát triển, phân phái, nếu ra những kinh điển cơ bản và các nghi thức tế tự của 10 tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới:
– Tôn giáo Ai Cập cổ đại
– Tôn giáo Babilon cổ đại
– Đạo Zoroastre
– Đạo Mani
– Đạo Bà La Môn
– Đạo Ấn Độ
– Đạo Giaina
– Đạo Phật
– Đạo Xích
– Thần Đạo
– Đạo Do Thái
– Đạo Cơ Đốc
– Đạo Hồi
Tôn giáo Ai Cập cổ đại
Tôn giáo Ai Cập cổ đại là tôn giáo của nhà nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập cổ đại. Khởi nguồn của nó là tôn giáo thị tộc và tôn giáo bộ lạc từ thời kỳ đồ đá, sau này được phát triển và chịu ảnh hưởng của tôn giáo Đông Phi, Tây Á và vùng ven Địa Trung Hải.
Đặc điểm nổi bật của tôn giáo Ai Cập cổ đại là sùng bái đa thần. Họ cho rằng phần hồn của con người là siêu nhiên, nó tồn tại sau khi người ta đã chết. Tôn giáo Ai Cập cho rằng, ma thuật và nghi thức tôn giáo có thể ngăn chặn được sự nguy hại và uy hiếp của sức mạnh thần bí vô hình, đảm bảo cuộc sống và an toàn tính mạng cho con người.
Tôn giáo Babilon cổ đại
Tôn giáo Babilon cổ đại nói chung là chỉ sự tín ngưỡng tôn giáo củ người Sume, Accadi, Atxyry và Caleti thuộc khu vực Babilon vùng Tây Á.
Ở Babilon cổ đại, lễ bái và hoạt động tế lễ mang tính tôn giáo chủ yếu có hai loại: tế lễ và cầu khấn thần linh; tế lễ theo mùa và ngày tết.
Có một số truyền thuyết thần thoại phản ánh thế giới quan và quan niệm tôn giáo của người Babilon cổ đại: thần thoại về sáng lập ra thế giới, thần thoại về nguồn gốc loài người, thần thoại về sự sống lại và thần thoại về nạn hồng thủy.
Đạo Zoroastre
Đạo Zoroastre, được người Trung Quốc gọi là Đạo Hỏa Tiên, là tôn giáo lưu hành ở các vùng Ba Tư cổ đại và Trung Á.
Giáo lý của Đạo Zoroastre nói chung cho rằng “nhất thần luận về thần học và nhị nguyên luận về mặt triết học”.
Đạo Mani
Đạo Mani là tôn giáo mang tính thế giới, hưng khởi ở Ba Tư vào thế kỷ III sau công nguyên.
Tại Trung Quốc, đạo Mani trải qua nhiều năm tháng, kể từ đời Đường, đã dung hòa lâu dài với Đạp Phật, Đạo giáo biến hóa đi rồi dần bị triều đình và dân chúng quên lãng.
Đạo Bà La Môn
Đạo Bà La Môn là một trong những tôn giáo Ấn Độ cổ đại, hình thức cổ xưa của đạo Ấn Độ, lấy kinh Vê-đa và các văn hiến có liên quan với Vê-đa làm nội dung cơ bản của nó, vì sùng bái Brahma mà được đặt tên.
Đạo Ấn Độ
Đạo Ấn Độ còn gọi là đạo Bà La Môn mới, là tôn giáo truyền thống của Ấn Độ bắt đầu từ đầu trung thế ký lưu truyền tới ngày nay. Đạo Ấn Độ là tên gọi chung của một hệ thống tín ngưỡng tôn giáo, quan niệm luân lý, triết học, nghi thức, trên cơ sở của đạo Bà La Môn, đạo Phật và đạo Giaina mà phát triển thành.
Đạo Giaina
Đạo Giaina là một tôn giáo ra đời và lưu truyền ở Thứ đại lục Nam Á. Đạo này được gọi là “tôn giáo của những kẻ chiến thắng”.
Đạo Giaina cho rằng vạn vật trong cũ trụ đều do linh hồn và phi linh hồn cấu thành.
Đạo Phật
Đạo Phật ra đời vào ở Ấn Độ và thế kỷ VI TCN, gần đây lan truyền tới các nước Âu Mỹ. Trong quá trình truyền bá của mình, Đạo Phật đã kết hợp với tín ngưỡng văn hóa, tập tục dân gian bản địa để hình thành rất nhiều tông phái và học phái, có tác động vô cùng quan trọng đối với đời sống xã hội và văn hóa của nhiều quốc gia.
Sách hay nên đọc: Review sách: Phật học Tinh hoa – cánh cổng mở ra những chân lý của đạo Phật
Đạo Xích
Theo Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới, đạo Xích chủ yếu lưu hành ở vùng Pungiap, Ấn Độ. Xích là dịch âm Sikha từ tiếng Phạn, nguyên nghĩa là môn đồ, bởi các tín đồ của đạo này tự xưng là môn đồ của sư tổ.
Thần Đạo
Thần Đạo giáo của Nhật Bản là một tôn giáo được phát triển trên cơ sở tín ngưỡng vốn có của dân tộc Nhật Bản.
Trong các giai đoạn phát triển của lịch sử Nhật Bản, Thần Đạo đã có tác động quan trọng, trong đời sống quốc dân hiện nay vẫn có ảnh hưởng lớn lao.
Đạo Do Thái
Tính từ khi người Israel bị bắt đến khi trở về ở thế kỷ V TCN, trong 2500 năm, Đạo Do Thái đã xây dựng và phát triển một loạt hoạt động tôn giáo với nghi lễ, giáo quy. Ví dụ Thánh nhật, Tiết nhật và các sự cấm kỵ về phương diện ăn uống.
Đạo Cơ đốc
Đạo Cơ đốc là một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Hiện nay, số tín đồ Đạo Cơ Đốc chiếm khoảng 1/3 số dân trên thế giới.
Đạo Cơ đốc bao gồm Công giáo, Chính giáo và Tin lành. Phần đông cho rằng, Đạo Cơ đốc xuất hiện sớm nhất ở vùng Palestin vào thế kỷ I sau công nguyên.
Đạo Hồi
Theo Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới, đạo Hồi ra đời từ bán đảo A-rập vào đầu thế kỷ VII. Đạo này có số lượng tín đồ chỉ sau đạo Cơ đốc. Từ những năm 1970 trở lại đây, các quốc gia theo đạo Hồi đã phát huy được ảnh hưởng ngày càng lớn trong đời sống chính trị quốc tế. Sự trỗi dậy của bột phát của phong trào phục hưng Islam, đạo Hồi đã thể hiện rõ xu thế phát triển.
Nhận xét về cuốn Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới
Sách Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới đưa ra những nghiên cứu tổng quan, chia thành những phần độc lập, khá phù hợp cho việc nghiên cứu, tham khảo.
Tuy vậy, sách do Hoàng Tâm Xuyên chủ biên nhưng được biên soạn bởi nhiều tác giả khác nhau nên có tồn tại những đánh giả chủ quan của người viết. Sách Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới sẽ phù hợp với những người theo chủ nghĩa vô thần. Một điểm trừ của cuốn sách này là cách phiên âm tên các tôn giáo sang tiếng Việt. Nếu để nguyên gốc tên các tôn giáo, danh từ riêng theo tiếng Anh sẽ tiện cho việc tra cứu hơn.
Lời kết
Tôn giáo là một hiện tượng vĩ đại trong đời sống của con người. Việc nghiên cứu tôn giáo sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn và hướng mình tới những giá trị tốt đẹp trong xã hội. Cuốn sách Mười Tôn Giáo Lớn Trên Thế Giới sẽ là nguồn tài liệu phong phú giúp ích cho bạn rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu.
Sách hay nên đọc: Review sách Thức Tỉnh Mục Đích Sống – khám phá lí do tồn tại trong cuộc đời
Cảm Nhận Của Độc Giả