Review Sách Phân Tâm Học Nhập Môn – Vấn Đề Vô Thức, Những Giấc Mơ và Bệnh Lý Thần Kinh

0
1498
review-sach-phan-tam-hoc-nhap-mon-2
Review Sách Phân Tâm Học Nhập Môn - Vấn Đề Vô Thức, Những Giấc Mơ và Bệnh Lý Thần Kinh

Phân Tâm Học Nhập Môn của Sigmund Freud là cuốn sách đặt những viên gạch nền móng cho những nghiên cứu về bệnh lý thần kinh trên toàn thế giới. Muốn tìm hiểu về bộ môn này nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu để có một bức tranh tổng quát, hãy tìm đọc Phân Tâm Học Nhập Môn.

Tác giả sách Phân Tâm Học Nhập Môn

Phân Tâm Học Nhập Môn được viết bởi nhà tâm lý học người Áo gốc Do Thái Sigmund Freud. Ông là người đi tiên phong trong phát triển học thuyết phân tâm học. Đã gần một thế kỷ trôi qua nhưng các học thuyết về phân tâm học của ông vẫn gây nhiều tranh cãi. Người ta vẫn tiếp tục so sánh hiệu quả các phương pháp phân tâm học của Freud với các phương pháp điều trị khác. 

Sigmund Freud được coi là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Freud kết thúc những tháng cuối cùng của cuộc đời trong tình trạng lưu đày. Sau khi Đức quốc xã chiếm đóng nước Áo, ông được nước Anh chấp nhận cư ngụ nhưng qua đời chưa đầy một năm sau đó vì bệnh ung thư.

review-sach-phan-tam-hoc-nhap-mon
Review Sách Phân Tâm Học Nhập Môn – Vấn Đề Vô Thức, Những Giấc Mơ và Bệnh Lý Thần Kinh

Sách hay nên đọc: Review sách: How psychology works – Hiểu hết về tâm lý học – Một trong những cuốn sách về tư duy, ký ức và cảm xúc con người hữu ích nhất từ trước đến nay

 

Các chương sách Phân Tâm Học Nhập Môn

Phân Tâm Học Nhập Môn viết về 3 trụ cột chính: vô thức, giấc mơ và các trạng thái bệnh lý thần kinh. 

Phần 1: Những hành vi sai lạc

Phần 2: Giấc mơ

Những khó khăn đầu tiên

Những điều kiện và kỹ thuật của sự giải thích

Nội dung rõ ràng là những ý tưởng tiềm tàng trong giấc mơ

Những giấc mơ của trẻ con

Sự kiểm duyệt giấc mơ

Tính cách tượng trưng trong giấc mơ

Sự xây dựng giấc mơ

Phân tích một vài ví dụ về giấc mơ

Những điểm cổ lỗ, tính cách ấu trĩ trong giấc mơ

Sự thực của ham muốn

Những điều mơ hồ về phê bình

Phần 3: Thuyết tổng quát về chứng bệnh thần kinh

Phân tâm học và thần kinh học

Ý nghĩa các triệu chứng

Vô thức có thể coi như một tác động gây thương tích

Chống đối và dồn ép

Đời sống và tình dục của người đàn ông

Sự phát triển của khát dục (libido) và những tổ chức tình dục

Phương diện của sự phát triển và sự tụt lùi căn bệnh học

Những phương sách thành lập triệu chứng

Tinh thần bất an

Sự lo sợ phập phồng

Thuyết khát dục và bệnh thần kinh Narcissisme

Sự hoán chuyển

Phương pháp trị liệu phân tâm học

Nội dung cuốn Phân Tâm Học Nhập Môn

Về ngành phân tâm học

Phân tâm học có thể coi là một ngành của thần kinh bệnh học và được áp dụng cho những trường hợp khó như rối loạn nhân cách. Phân tâm học chính xác được coi là một phương pháp dùng để trị những bệnh rối loạn tâm lý và thần kinh.

Theo Freud, bản năng tính dục và thèm khát nhục dục là yếu tố đầu tiên và mạnh mẽ nhất trong việc tạo thành nhân cách con người, và là nguyên nhân sâu xa nhất của mọi bệnh tâm thần.

Về những giấc mơ

Theo Phân Tâm Học Nhập Môn, để nghiên cứu những xung đột và cảm xúc nội tâm thì chúng ta không thể bỏ qua những giấc mộng. Freud cho rằng giấc mơ là biến dạng của một ước vọng bị dồn nén, mỗi giấc mơ biểu hiện một bi kịch trong thế giới nội tâm của con người. 

review-sach-phan-tam-hoc-nhap-mon-3
Review Sách Phân Tâm Học Nhập Môn – Vấn Đề Vô Thức, Những Giấc Mơ và Bệnh Lý Thần Kinh

Sách hay nên đọc: Review sách Tâm Lý Học Đám Đông – sự hình thành và bản chất của tâm lý đám đông

Việc chúng ta đọc nhầm, nói lỡ lời hay đãng trí lặt vặt đều là dấu hiệu cho biết hoạt động ngầm của vô thức. Những hiện tượng này không phải ngẫu nhiên, chúng có một ý nghĩa và ý nghĩa đó có thể diễn giải được. Người ta có lý khi từ những hiện tượng đó suy ra sự hiện hữu của những xúc động và mong muốn bị dồn nén, ngăn cấm.

Nghiên cứu về bệnh lý tâm thần

Sách Phân Tâm Học Nhập Môn đem đến ba thay đổi cơ bản trên con đường nghiên cứu về nhân cách và tâm thần bệnh lý. 

Freud đã nói về những phương pháp tâm lý và suy từ những phương pháp ấy với cách lý luận của khoa học tự nhiên. Ông cũng đã tìm ra một khía cạnh mới cho môn tâm thần bệnh lý học, đó là tuổi thơ của con người. Cuối cùng, ông đã đề cập tới vấn đề di truyền của tính dục như một khía cạnh cần soi xét vì nó thường ở dạng tiềm ẩn.

Nhận xét về cuốn Phân Tâm Học Nhập Môn

Phân Tâm Học Nhập Môn không phải một cuốn sách dễ đọc, nhất là với những ai chưa có nền tảng căn bản về tâm lý học. Sách phân tích sâu và chi tiết vào những khái niệm phân tâm học, đòi hỏi người đọc phải có thời gian nghiền ngẫm, bóc tách các khía cạnh của vấn đề.

Tuy mang tính dẫn nhập về phân tâm học nhưng những học thuyết trong Phân Tâm Học Nhập Môn vẫn gây nhiều tranh cãi từ thời điểm ra đời. 

Gần một thế kỷ trôi qua, nhân loại vẫn đánh giá cao những giá trị trong nghiên cứu của Freud bởi ông dám đào sâu, đi tìm những cái mới lạ và buộc cả thế giới phải suy tư theo kiểu tâm lý học. Lối viết hài hước, khiêm tốn và linh hoạt cũng là một điểm cộng to lớn cho cuốn sách Phân Tâm Học Nhập Môn.

Trích dẫn từ cuốn Phân Tâm Học Nhập Môn

“Nhiều người trong chúng ta nằm ngủ co quắp như khi đang còn nằm trong bụng mẹ. Người ta có thể cho rằng khi đã trưởng thành chúng ta chỉ sống hai phần ba đời người trong trạng thái trưởng thành thôi còn phần ba kia chúng ta sống như chưa ra đời. Trong những điều kiện đó, mỗi buổi sáng khi tỉnh dậy chúng ta có cảm tưởng như vừa mới sinh ra đời vậy.

Chúng ta chẳng vẫn thường nói về trạng thái của chúng ta khi tỉnh dậy rằng chúng ta như một đứa trẻ sơ sinh sao? Nói như thế thực ra chúng ta có một ý niệm rất sai về đứa bé sơ sinh. Sự thực là ta phải đồ rằng đứa bé lúc mới ra đời chẳng có gì là dễ chịu cả. Nói về sự sinh ra đời chúng ta chẳng thường nói là ra ngoài ánh sáng đó sao?”

review-sach-phan-tam-hoc-nhap-mon-2
Review Sách Phân Tâm Học Nhập Môn – Vấn Đề Vô Thức, Những Giấc Mơ và Bệnh Lý Thần Kinh

“Chúng ta phải tự hỏi bằng cách nào và bằng đường lối nào người ta có thể có một thái độ hết sức kỳ lạ và bất lợi như thế đối với cuộc đời; giả dụ như thái độ đó là một đặc tính chung cho mọi thứ bệnh thần kinh chứ không riêng cho hai người bệnh này. Quả đó là một đặc tính chung cho mọi bệnh thần kinh có một tầm quan trọng rất cao trong thực tế.

Người bệnh náo loạn thần kinh của Breuer bị ám ảnh ngay trong thời kỳ người cha bị chết và cô ta bị ốm nặng. Dù đã khỏi bệnh cô ta cũng gần như không còn muốn sống nữa; dù sức khỏe đã trở lại bình thường cô ta cũng không muốn sống như những người đàn bà khác.

Phân tích kỹ những triệu chứng và những hậu quả của trường hợp từng người bệnh, chúng ta thấy rằng người nào cũng quay về dĩ vãng. Trong phần lớn trường hợp họ thường chọn một thời kỳ rất sớm của đời họ, những năm đầu tiên của tuổi ấu thơ, có khi ngay cả thời kỳ còn bú sữa.”

Lời kết

Phân Tâm Học Nhập Môn là một công trình nghiên cứu kì công, nghiêm túc và đem đến nhiều tri thức mang tính khai sáng cho cả nhân loại. Tuy không hề dễ đọc nhưng đây sẽ là một món quà vô cùng giá trị cho những độc giả đủ kiên nhẫn với ngòi bút của Sigmund Freud.

Sách hay nên đọc: Review Tâm Lý Học – Khái Lược Những Tư Tưởng Lớn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây