Review Sách Sáng Tạo Thần Sầu – Cùng Ngồi Xuống Uống Một Ly Và Bàn Về Sáng Tạo

0
2158
review-sach-sang-tao-than-sau
Review sách Sáng tạo thần sầu

Dân marketing thường nói đùa rằng Dave Trott – tác giả cuốn Sáng tạo thần sầu chính là “soái ca sáng tạo”. Nguyên nhân tác giả có cái nickname vô cùng thú vị này là bởi, ông cực kỳ thấu hiểu insight của những người làm trong lĩnh vực quảng cáo sáng tạo và luôn biết cách viết ra những cuốn sách chiều lòng dân. 

Sáng tạo thần sầu không phải một ngoại lệ. Cuốn sách đã viết về những bí mật trong ngành sáng tạo, mách nhỏ cho bạn những bí quyết để sáng tạo không ngừng và còn kể lại những câu chuyện chỉ có trong ngành sáng tạo nữa.

Tác giả cuốn Sáng tạo thần sầu 

Dave Trott – tác giả cuốn Sáng tạo thần sầu  là một trong những chuyên gia quảng cáo tài ba nhất tại nước Anh. Ông cùng lúc làm chủ tịch của 4 agency sáng tạo với hoạt động kinh doanh vô cùng thành công, đây là nơi đã nuôi dưỡng nên những creative director xuất sắc nhất trong ngành. Vị giám đốc này còn là tác giả của 2 cuốn sách nổi tiếng không hề kém cạnh: Ngấu nghiến nghiền ngẫm và Một với một là ba.

review-sach-sang-tao-than-sau
Review sách Sáng tạo thần sầu
Công ty phát hành CÔNG TY CỔ PHẦN WE CREATE
Ngày xuất bản 2018-08-27 00:00:00
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 432

Nội dung cuốn Sáng tạo thần sầu 

Sách viết về sáng tạo từ một chuyên gia thì đương nhiên sẽ chia sẻ những bí quyết để lớp trẻ cũng học được cách sáng tạo không biên giới. Ngoài ra, cuốn sách còn viết về những xu hướng tư duy trong ngành sáng tạo, giúp các bạn trẻ định hướng được lối đi từ sớm cho mình.

Bí quyết để sáng tạo

Bí quyết sáng tạo của Dave Trott gói gọn trong 3 chữ: quậy, hài và lạ. Nghe thì đơn giản với 3 keyword ngắn gọn như vậy nhưng thực chất sáng tạo đòi  hỏi rất nhiều ở người làm trong nghề.

Cụ thể, tư tưởng về sáng tạo của Dave Trott được trình bày như sau:

Cách chiến thắng trong cuộc chơi sáng tạo – bằng cách LÀM sáng tạo (do things creatively) chứ không chỉ bằng cách làm RA sản phẩm sáng tạo (creative work).

Bí kíp để sáng tạo thần sầu: vứt hết quy trình đi và thu thập mọi thứ để đầu óc mình tự kết nối.

“Phòng sáng tạo, về cơ bản, là một sân chơi lớn

Người ta dành phần lớn thời gian kể chuyện tiếu lâm, chơi trò chơi, đọc truyện tranh hoặc sách, xem những đoạn phim trên youtube, cơ bản (có vẻ như là) những hành động phí thời gian vậy.

Nhưng mà chả có vấn đề gì, miễn là đến ngày đến tháng, người ta nhào nặn ra được ý tưởng từ mấy thứ kể trên

Những ý tưởng tuyệt vời không có từ tốn, chầm chậm, ra từng chút một đâu.

Phải trải qua một giai đoạn ngắn, căng, cày thông tin, rồi bùng phát thành ý tưởng sáng tạo.

Giống như kiểu các cậu chàng đối phó với kỳ thi, chứ không giống với cách các nàng học thi đâu.”

Cách quậy – “lầy” – mua vui – nổi bật trong (hầu hết) mọi hoàn cảnh – phá luật mà vẫn nhởn nhơ.

Giỏi chưa chắc đã ngon nha – người thắng cuộc thường là tay sừng sỏ nhất cơ! Đừng theo quy tắc nữa.

“Ở khu ổ chuột nhất của thành phố quy tắc là: đứa nào sừng sỏ, đứa đó làm trùm.

Cho nên, nếu bạn không phải là tay sừng sỏ nhất, làm sao mà bạn thắng được?

Hãy học cách dùng đầu não chứ đừng dùng nắm đấm.

Hãy học cách nghĩ trội hơn người khác.

Hãy học cách biến mọi thứ thành ưu điểm của mình.

Làm thế nào để ta có thể trội hơn trong cuộc đấu đây?

Làm sao để mình biến vấn đề thành điểm mạnh?

Điểm mạnh vượt trội. Bởi mọi điểm mạnh phải là điểm vượt trội.

Nếu không thì làm sao gọi đó là điểm mạnh được.”

Hiểu “luật chơi” thật sự của dân sáng tạo hàng ngày chứ chẳng phải mấy thứ giáo điều đáng chán.

Những xu hướng tư duy trong ngành sáng tạo

Nhiều người coi sáng tạo là tự nhiên, là ngẫu hứng nhưng để làm nghề sáng tạo thì chúng ta cần nhiều hơn thế. Công việc sáng tạo đòi hỏi chúng ta phải có chiến lược và chiến thuật cụ thể.

Phần cuối cuốn sách, tác giả trình bày 2 luồng tư duy giúp chúng ta áp dụng được vào công việc hàng ngày, đó là tư duy của đá và tư duy của nước.

Tư duy của nước thì mềm mỏng, tư duy của đá thì kiên định. Tư duy của đá rất cứng rắn, tức làm gì cũng phải chắc như đá. Ấy thế nhưng đá va vào đá sẽ tan tành, còn nước gặp đá thì lại uốn quanh để tạo ra một dòng chảy thích hợp. Trong công việc sáng tạo cũng tương tự, chúng ta phải linh hoạt, biết lúc nào nhu, lúc nào cương.

review-sach-sang-tao-than-sau-2
Review sách Sáng tạo thần sầu

Sách hay nên đọc: Review sách: Để quảng cáo không phải là quảng cáo – cẩm nang làm nghề cho dân sáng tạo

Nhận xét về cuốn Sáng tạo thần sầu

Cuốn sách Sáng tạo thần sầu của Dave Trott nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ độc giả. Với những người hay tư duy theo lối mòn thì Sáng tạo thần sầu giống như một cơn gió mới lạ thổi vào cuộc sống của họ vậy.

Có một độc giả đã nhận xét là “Đừng bao giờ mang quyển sách này vào toa-lét – đó sẽ là sai lầm lớn nhất trong đời bạn đấy. Bạn sẽ muốn ở trong đó mãi mãi!”

Bên cạnh đó, sách cũng nhận được góp ý từ độc giả rằng đôi chỗ hình minh họa được chèn vào chưa thực sự hợp lý. Và phần dịch làm sách bị Việt hóa quá nhiều, một phần sẽ làm mất đi những tinh hoa trong nguyên bản của cuốn sách.

Ai nên đọc cuốn Sáng tạo thần sầu

Những bạn học sinh, sinh viên đang trong giai đoạn tìm hiểu và định hướng nghề nghiệp rất nên đọc cuốn Sáng tạo thần sầu để có những hiểu biết về ngành và ra quyết định chọn nghề đúng đắn. Rất có thể, cuốn sách sẽ thổi bùng trong bạn ngọn lửa đam mê ngành quảng cáo và truyền thông.

review-sach-sang-tao-than-sau-3
Review sách Sáng tạo thần sầu

Những marketer đã có kinh nghiệm trong nghề cũng có thể đọc sách để nhìn lại quãng đời làm nghề của mình, bạn sẽ có những góc nhìn, suy nghĩ và chiêm nghiệm thông qua tư duy sáng tạo của Dave Trott.

Lời kết

Vẫn là Dave Trott với những câu chuyện vô cùng thú vị quanh nghề sáng tạo. Đừng bỏ qua cuốn sách Sáng tạo thần sầu, sách chính là thuốc bổ não mà những anh em marketer đang kiếm tìm.

Sách hay nên đọc: Review sách: 100 ý tưởng PR tuyệt hay – khơi thông dòng sông sáng tạo cho các chuyên viên PR

Cảm Nhận Của Độc Giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây