Review Sách Bến Không Chồng – Còn Nỗi Đau Nào Day Dứt Hơn…

0
2501
review-sach-ben-khong-chong

Nói về chiến tranh, thứ đầu tiên người ta hình dung trong đầu sẽ là khói lửa, đạn bom, máu thịt và xiềng xích. Nhưng đâu chỉ có vậy, chiến tranh còn để lại trên đất nước ta những nỗi đau sâu kín hơn thế. Đó là hình ảnh những làng quê vắng bóng đàn ông, là nỗi buồn heo hút và những bi kịch cuộc đời trong tác phẩm Bến Không Chồng.

Tác giả Dương Hướng và tác phẩm Bến Không Chồng

Dương Hướng vốn là anh bộ đội cụ Hồ mang trong mình những nỗi niềm trong chính ngày thống nhất. Tác giả kể lại:  “Ngày thống nhất đất nước trở về làng, tôi giật mình nhận ra trong những nụ cười hân hoan chiến thắng của bạn bè, người thân, họ tộc, cùng bà con làng xóm, tất thảy đều ẩn chứa điều gì đó mà chỉ những người đi xa về mới dễ nhận ra.

Đó chính là nỗi cô đơn, sự chịu đựng khắc khổ bởi hậu quả của cuộc chiến tranh đã qua. Rồi biết bao nhiêu câu chuyện tôi được chứng kiến, thế là các nhân vật cứ dần hiện lên sống động trong tâm trí mình”.

Ông bắt đầu viết về những gì diễn ra trong tâm trí mà không tin rằng nhà xuất bản sẽ đặt hàng in. Khi tác phẩm hoàn thành, họ yêu cầu ông sửa rất nhiều chi tiết, nhưng nhà văn nhất quyết không sửa. Bất đồng quan điểm với bên xuất bản đấy, ông đem tác phẩm của mình tới NXB Hội Nhà văn và tác phẩm được đưa tới tay bạn đọc mà không phải sửa một dấu chấm dấu phẩy.

review-sach-ben-khong-chong
Review sách Bến Không Chồng- Dương Hướng


Sách hay nên đọc: Review sách: Nỗi Buồn Chiến Tranh – khi tuổi trẻ bị chiến tranh đánh cắp

Công ty phát hành Nhà sách Hàn Thuyên
Ngày xuất bản 2015-04-01 00:00:00
Kích thước 12 x 20 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 334

Nội dung tác phẩm Bến Không Chồng

Bến Không Chồng lấy bối cảnh ở làng Đông – một làng quê điển hình tại đồng bằng Bắc Bộ, nơi có lũy tre xanh và cây đa, bến nước, sân đình. Đó là những ngày miền Bắc hối hả, vừa tập trung xây dựng nông thôn, vừa lo sản xuất để chi viện cho miền Nam yêu dấu.

Nguyễn Vạn – nhân vật chính trong Bến Không Chồng, là một người lính bị thương nặng sau một cuộc chiến, anh trở về làng với khát vọng xây dựng làng quê thanh bình, thương yêu. Những tưởng có thể hết lòng xông xáo với những công việc làng xã, Vạn bị mắc kẹt giữa những hủ tục của dòng họ và xóm giềng. 

Những nếp sống hủ lậu và cũ kĩ đã khiến Vạn bị bóp nghẹt, vì giữ gìn hình ảnh, anh không dám vượt qua dư luận để bày tỏ tình cảm cá nhân như anh hằng mong ước. Đó tuy chỉ là những mưu cầu hết sức bình thường về hạnh phúc, nhưng Vạn không dám vượt qua lề thói thông thường mà tiến tới với chị Nhân – một người vợ liệt sĩ có chồng ra đi khi tuổi còn quá trẻ.

Bên cạnh bất hạnh của hai người Nhân, Vạn, Bến Không Chồng còn kể lại câu chuyện tình yêu đau đớn của Hạnh và Nghĩa. Cuộc chiến phi nghĩa là cướp Nghĩa khỏi tay Hạnh. Đó chỉ là một cuộc chia ly trong hàng ngàn cuộc chia ly. Chiến tranh đã cướp đi những người đàn ông khỏe mạnh, cường tráng nhất của làng quê và để lại nỗi buồn đằng đẵng cho những người đàn bà mòn mỏi nỗi đợi chờ.

review-sach-ben-khong-chong-2
Review sách Bến Không Chồng- Dương Hướng

Sách hay nên đọc: Review sách: Cánh đồng bất tận – vì đâu một nửa hồn tôi hóa dại khờ

Cái kết của Bến Không Chồng càng buồn hơn, khi Hạnh (con gái chị Nhân) có thai với Nguyễn Vạn. Sau khi có con, Hạnh trở về làng. Chính cái tin này đã làm Nguyễn Vạn đau đớn, sững sờ rồi tìm đến cái chết để chạy trốn khỏi lề thói làng xã.

Vậy thì, có sự bù đắp nào là đủ đầy cho người lính trở về sau cuộc chiến hay không?

Nỗi đau chiến tranh để lại

Chiến tranh trong Bến Không Chồng được kể lại qua lời kể của người trở về, đó là những huân chương trước ngực, huân chương sáng nhất khắc sâu mãi trên da thịt người lính – những bước chân tập tễnh vì đạn bom. 

Người phụ nữ trẻ xa cách chồng với hơn 10 năm chinh chiến, cô làm việc cật lực để chăm sóc cho gia đình hai bên. Rồi người phụ nữ ấy trở thành trụ cột của nhà mẹ đẻ lẫn mẹ chồng, vì những người đàn ông trong gia đình cứ lần lượt ra đi mãi mãi.

Chiến tranh chẳng thể thiếu tiếng bom, tiếng máy bay lượn lờ trên không, là làng quê đìu hiu với những mảnh đời đong đầy nước mắt khi những tờ giấy báo tử cứ thế gửi về. 

Những lề thói xã hội

Bi kịch thời chiến không chỉ đến từ bom đạn, bắn giết mà còn xuất phát từ nhận thức hạn chế và cái nhìn eo hẹp của những người chung sống dưới mái đình làng. Vì cái nhìn thành kiến của tập thể, cá nhân con người cũng tự trói mình vào. Họ không dám chia sẻ, không dám là chính mình rồi cái kết là tìm đến sự chết để chạy trốn những lầm lạc. 

review-sach-ben-khong-chong-3
Review sách Bến Không Chồng- Dương Hướng

Người phụ nữ chẳng mong gì hơn là lấy chồng và sinh con. Nhưng nếu không có chồng, không sinh được con trai thì tức là họ đã gây ra tai họa, là người phụ nữ bất hạnh nhất cuộc đời. Không tả quá thực về chết chóc, nhưng những gì mà chiến tranh và tàn dư phong kiến để lại còn gây nhiều đau đớn và day dứt hơn cho người phụ nữ đương thời. Họ bị hạn chế bởi tâm lý xã hội và bởi chính bản thân mình. Chính sự luẩn quẩn trong giải quyết vấn đề đã tạo nên bi kịch cho biết bao số phận.

Lời kết

Cái tên “Bến Không Chồng” chưa đọc đã thấy buồn heo hút. Đây là câu chuyện về những bi kịch không lối thoát thời hậu chiến nhưng vẫn lôi cuốn người đọc bởi đã tả quá xót xa những đắng cay trong cuộc sống con người. 

Sách hay nên đọc: Review sách: Con Chim Xanh Biếc Bay Về – tình yêu và ngưỡng cửa trưởng thành

Cảm Nhận Của Độc Giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây