Review Sách Nỗi Buồn Chiến Tranh – Khi Tuổi Trẻ Bị Chiến Tranh Đánh Cắp

0
2479
review-sach-noi-buon-chien-tranh-nguyen-bao-ninh-2

Chiến tranh Việt Nam đã lùi xa hàng nửa thế kỷ, những gì chúng ta được nghe kể là những năm tháng oanh liệt hào hùng, nơi có những “tiếng hát át tiếng bom”, có tinh thần tập thể chiến đấu quật cường chống lại mọi kẻ thù. 

Cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh của nhà văn Bảo Ninh đã mang đến cho người đọc một góc nhìn lạ và sâu sắc về những năm tháng gian khổ của đất nước. Chiến tranh không còn là câu chuyện của một dân tộc, mà còn là chuyện đời của những người trẻ, đã đánh đổi những năm tháng thanh xuân quý giá nhất mà một đi mãi không trở lại ấy.

Tác giả cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh 

Truyện ngắn Nỗi Buồn Chiến Tranh là tác phẩm đặc sắc của nhà văn Bảo Ninh. 

Vị tác giả này được người ta gọi với những cái tên rất lạ như “người tải văn ra ngoài biên giới” hay “nhà văn ít người hiểu nổi”.

Báo chí nói rằng Bảo Ninh là một người rất kiệm lời. Trong mọi câu chuyện, tác giả của cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh luôn ngắc ngứ, thậm chí diễn đạt rất khó khăn. Cũng chính vì vậy, mọi tinh hoa trong con người kỳ lạ này đã dồn hết vào các con chữ. 

Từng tham gia vào cuộc chiến chống Mỹ, những ám ảnh về thời chiến vẫn hằn sâu trong nếp sống thường nhật của nhà văn này. Ông vẫn chưa thực sự hòa nhập với cuộc sống hậu chiến dù bom đạn đã chấm dứt cách đây hơn 40 năm.

Thật khó để gặp được vị tác giả này, nói chuyện điện thoại với ông thậm chí cũng khó. Bảo Ninh từ chối mọi cuộc rượu, những lúc ông xuất hiện ở một chỗ nào đấy thì cũng là vô cùng hãn hữu và bất ngờ. 

Ấy vậy nhưng người ta vẫn coi ông là một trong những tác giả đặc biệt nhất của nền văn học Việt Nam. Chính cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh đã được tên tuổi của Bảo Ninh và cả nền văn học nước nhà đến với độc giả quốc tế.

review-sach-noi-buon-chien-tranh-nguyen-bao-ninh
Review sách Nỗi Buồn Chiến Tranh


Sách hay nên đọc: Review sách: Tắt Đèn – tìm đâu ra chút ánh sáng leo lét trong những phận đời tối tăm

Công ty phát hành NXB Trẻ
Ngày xuất bản 2017-10-17 00:00:00
Kích thước 13 x 20 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 348
Nhà xuất bản NXB Trẻ

Nội dung cuốn Nỗi Buồn Chiến Tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh ban đầu có tên “Thân phận của tình yêu” bởi nó kể lại câu chuyện của hai người trẻ tên Kiên và Phương. Họ mang trong mình tình yêu trong sáng, ngây ngô của tuổi 17 nhưng phải tạm chia cách vì Phương đi theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc.

Ngày Kiên nhập ngũ, Phương tiễn người yêu của mình trên một chặng đường dài. Không may, trên tuyến tàu hàng hải ra tiền tuyến, Phương bị cưỡng bức nên mang trong mình thái độ điềm nhiên khinh nhờn và thờ ơ lãnh đạm sau biến cố kinh khủng ấy.

Sau 10 năm chiến tranh, Phương may mắn sống sót trở về cuộc sống hòa bình. Vậy nhưng, những vết thương trên thân thể và tâm hồn khiến anh không thể hòa nhập vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Kiên trở thành một nhà văn cấp phường khó tính, kỳ quặc mà chẳng ai có thể hiểu.

Nhà văn hậu chiến viết về những ký ức ám ảnh của cuộc đấu tranh tàn khốc. Những giấc mơ gắn liền với cái chết, có người hy sinh vì anh, cũng có người đã chết vì những lỗi lầm của anh. Tất cả sống lại trong cuốn tiểu thuyết của Kiên dưới những hình hài hỗn độn. Chẳng ai có thể hiểu được chúng, trừ một người đàn bà câm sống trên gác áp mái tòa nhà.

Hồi ức đưa Kiên trở lại ngày anh gặp Phương. Anh muốn cùng Phương quay về thời yêu nhau bất chấp nhưng cô đã buông rơi mình trong trụy lạc. Hai người đã khác xa nhau của tuổi 17, khi chiến tranh và biến cố cuộc đời đã gạch chi chít vào những nét chỉ tay.

Chán chường trước cuộc sống hiện tại, Kiên tự tay đốt thành tro cuốn tiểu thuyết của mình và cuộc đời anh cũng dừng lại từ đó. Anh ra đi. Những gì còn sót lại là mớ bản thảo rối bời được người đàn bà câm gom góp, cất giữ.

Bi kịch đời người trong năm tháng chiến tranh

Nỗi Buồn Chiến Tranh tả thật đến rùng rợn những nỗi ám ảnh mà chiến tranh để lại trong tâm trí mỗi người lính. Chiến tranh qua đi, người ta vẫn chẳng thể xóa nhòa những hình ảnh thương tâm găm vào khối óc. Đó là người đội trưởng tên Quảng cầu xin Kiên hay kết liễu đời anh vì anh đau đớn quá. Bụng rách trào ruột, xương xẩu dường như gãy hết, tay lủng liểng.

Hay những người lính dù trang phục vằn vện nằm phơi nắng trong các lùm bụi lúp xúp ven rừng Ko Leng, thản nhiên trương phình lên, thản nhiên chịu đựng lũ ruồi, bầy dòi và mùi da thịt khắm lặm của mình. Rồi hình dung về những trận mưa cẳng chân, bàn tay rơi lịch bịch lẹt bẹt xuống đồng cỏ voi bên bờ sông Sa Thầy. Những người lính bị ám ảnh bởi những cái xác mà xe tăng mình đã nghiến qua, bởi mùi thịt hôi thối khong sao gột rửa được. Những bóng ma quá khứ liệu có buông tha người lính để họ trở về và bước tiếp cuộc sống bình thường?

review-sach-noi-buon-chien-tranh-nguyen-bao-ninh-2
Review sách Nỗi Buồn Chiến Tranh

Sách hay nên đọc: Review sách: Bỉ Vỏ – tiếng kêu xé lòng của người phụ nữ bất hạnh

Kiên chính là điển hình cho người lính bị đeo đuổi bởi những giấc mơ kinh hoàng như thế. Anh dường như phát điên, phải mượn rượu để sống bởi không thể tự thoát ra khỏi những chấn thương tâm lý mà chiến tranh gây ra.

Cả đời Kiên chắc sẽ không dứt được hình bóng của Phương, kể từ khi hai người còn là học sinh trường Bưởi. Anh đáng thương nhưng cũng thật đáng trách, vì chưa đủ dũng cảm đấu tranh cho tình yêu mặc kệ miệng lưỡi người đời.

Nhân vật Phương trong câu chuyện cũng là một cô gái đáng thương. Khi Kiên – người duy nhất còn ở bên đã rời cô mà đi, Phương dần xuống dốc và trở thành thứ đồ chơi cho cánh đàn ông tha hồ dè bỉu. 

“Nàng xinh đẹp, mê dại và bất kham, hấp dẫn đến lịm người bởi sắc đẹp kì ảo và khôn lường, đẹp một cách đau lòng, đẹp như thể một sắc đẹp bị chấn thương, như thể một sắc đẹp lâm nguy, mấp mé bên bờ vực”.

Nhận xét về truyện ngắn Nỗi Buồn Chiến Tranh

Lối viết của nhà văn Bảo Ninh trong Nỗi Buồn Chiến Tranh làm người đọc nhảy từ câu chuyện này sang hồi ức khác. Mọi thứ cuộn chảy nhưng xô bồ và điên loạn, âu cũng bởi sự hỗn độn trong suy tư của nhân vật chính. 

review-sach-noi-buon-chien-tranh-nguyen-bao-ninh-3
Review sách Nỗi Buồn Chiến Tranh

Người ta đã hy vọng về một tình yêu đẹp, một kết cục có hậu cho hai nhân vật chính nhưng mọi thứ lại dần đi xa do bàn tay độc ác của số phận và những lưỡi dao của chiến tranh. Một chuyện tình đẹp lại đi vào bế tắc. Hai người học trò dễ thương ngày nào nay trở thành những thân phận hoặc sa đọa, hoặc cuồng điên mà không tìm được lối thoát nào.

Lời kết

Nỗi Buồn Chiến Tranh của nhà văn Bảo Ninh là một viên đá quý gai góc trong nền văn học Việt Nam. Nhờ có ông, thế hệ về sau mới thấm hết nỗi đau đớn và ám ảnh khôn cùng mà chiến tranh phi nghĩa để lại trên mảnh đất bé nhỏ, nơi đâu đó vẫn còn những con người vật lộn trong âm thầm với những di chứng không tên.

Sách hay nên đọc: Review sách: Cánh đồng bất tận – vì đâu một nửa hồn tôi hóa dại khờ

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây