Review Sách Quân Khu Nam Đồng – Ký Ức Đa Sắc Của Những Đứa Con Nhà Lính

0
2336
review-sach-quan-khu-nam-dong-binh-ca
Review sách Quân Khu Nam Đồng

Quân Khu Nam Đồng của tác giả Bình Ca là một trong số ít những tác phẩm Việt Nam được đông đảo các bạn trẻ yêu mến. Sách là những trang hồi ức vui vẻ đầy tiếng cười nhưng cũng không thiếu những trăn trở của tác giả về chiến tranh và những ngã rẽ số phận. Cùng xem, điều gì đã làm nên những trang sách Quân Khu Nam Đồng thành công đến thế.

Tác giả cuốn Quân Khu Nam Đồng

Quân Khu Nam Đồng là truyện ngắn đầu tay của tác giả Bình Ca. Tuy tự nhận mình là một tay mơ viết sách nhưng chính sự không chuyên đó đã làm nên cuốn tự truyện Quân Khu Nam Đồng hết sức giản dị, tự nhiên và cuốn hút người đọc mọi lứa tuổi. 

Tác giả Bình Ca là một người con của khu tập thể Nam Đồng. Câu chuyện được viết chính là những sự thật đã diễn ra cách đây 40 năm. Tác giả là một nhân chứng, và cũng là nhân vật trực tiếp tham gia vào các sự kiện. Vừa kể lại, tác giả vừa có những chiêm nghiệm về những gì đã qua trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc ta.

review-sach-quan-khu-nam-dong-binh-ca
Review sách Quân Khu Nam Đồng

Sách hay nên đọc: Review sách: Đi Trốn | Bình Ca – cuộc phiêu lưu kì thú nơi núi rừng hoang vu

Nội dung truyện ngắn Quân Khu Nam Đồng

Khu tập thể Nam Đồng trước đây là khu gia binh lớn nhất thủ đô. Nam Đồng là nơi sinh sống của hơn 500 gia đình cán bộ, nhiều gia đình còn có cả hai thế hệ “tướng cha” và “tướng con”.

Truyện Quân Khu Nam Đồng không có nhân vật chính. Mỗi chương sách bao gồm nhiều câu chuyện nhỏ, kể lại hành trình trưởng thành của những đứa trẻ lớn lên từ quân khu Nam Đồng. Đó là nhóm thanh niên đang ở tuổi ăn tuổi lớn, tuy mang trong mình suy nghĩ khờ dại nhưng chính những thứ ấy đã làm nên một tuổi trẻ độc nhất vô nhị mà ai cũng phải ngưỡng mộ.

Chiến tranh là đau thương, nhưng những đứa con nhà lính vẫn chơi đùa tếu táo, bày ra đủ trò nghịch ngợm, thậm chí đánh nhau vỡ đầu là chuyện thường. 

Những thanh niên của thời đại ấy cũng có những chuyện tình “đi vào lịch sử”. Những câu chuyện tình yêu giản dị, mộc mạc của thanh niên thời xưa cũng là một điểm nhấn thú vị trong tiểu thuyết Quân Khu Nam Đồng.

Những trò đùa nghịch của đám con nhà lính

Ở cái tuổi giở giăng giở đèn, những cậu con trai nhà lính luôn muốn khẳng định cái tôi của mình ở đủ mọi phương diện. 

Đọc sách mà phải nể phục những anh chàng thanh niên thời đại đó vì đời sống tinh thần của họ phong phú quá. 

Những cô bé, cậu bé vui chơi hồn nhiên, chúng vui đùa hồn nhiên trong những trận đá bóng nhưng cũng sẵn sàng phụ mẹ việc nhà. Những cậu trai Nam Đồng chẳng nề hà gì, từ tắm cho lợn, thay phiên nhau quạt cho lợn mát vì “thủ trưởng lợn” là tài sản quý nhất của mỗi nhà. Nhiều cậu bé còn phải ghen tị với lợn, điển hình là Khanh đã từng ước mơ “ước gì mình được làm con lợn nhà đó”

Những cậu học sinh nhiều lần bày trò khiến người lớn đuổi theo mệt nghỉ. Chúng rủ nhau hát quốc ca thật to lúc chào cờ, vẽ biếm họa thầy cô, bẻ chân gà nhà cô giáo hay cắm đinh vào ghế khiến người lớn phát hoảng. 

review-sach-quan-khu-nam-dong-binh-ca-2
Review sách Quân Khu Nam Đồng

Sách hay nên đọc: Review truyện ngắn Mắt biếc – vì yêu đơn phương là chết ở trong lòng một chút…

Sau khẩu lệnh “Chào cờ, chào!’’, như đã thỏa thuận, Ngọc cất tiếng hát, nhưng nó vào nhịp sớm hơn nhạc nên ngượng quá, im tịt luôn. Còn Việt vốn hát khá hay, lại là đứa có bản lĩnh, nên bình tĩnh chờ nhịp, bắt đúng nhạc và hát rất to. Tiếng hát nó

nổi bật lên giữa những âm thanh rì rào, lý nhí. Hơn một nghìn giáo viên và học sinh ngơ ngác, nhìn đổ dồn về phía giọng ca. Thầy hiệu trưởng trợn ngược hai mắt, nhưng không dám dịch chuyển khi đang chào cờ. Nhạc vẫn nổi lên trầm hùng. Giờ thì ngoài Việt, cả trường không còn ai hát nữa. Tất cả đều mím chặt miệng để không cười thành tiếng. Việt bắt đầu thấy vấn đề trở nên nghiêm trọng, nhưng dừng hát lúc này cũng chết, nên nó vẫn phải tiếp tục.

Đáng lẽ hát tới đoạn kết: “Nước non Việt Nam ta vững bền” là xong, thì nhạc lại chuyển sang bài “Trường ca”. Bài hát này của một thầy giáo trong trường sáng tác, là niềm tự hào của trường, vẫn được hát sau bài Quốc ca.

Lúc này, cả trường chỉ mỗi mình Việt đơn ca, nên nó đành phải tiếp tục, chỗ nào không thuộc thì nó “èn en” , mà lại “èn en” to nên càng buồn cười: “Nối nghiệp người xưa, nay nơi đây dựng xây mái trường, rực sáng trong nắng ấm, muôn sắc áo với muôn… èn en. Cuộc đời lầm than, Bắc – Trung – Nam… èn en đứng dậy…”. 

Cuốn Quân Khu Nam Đồng cũng dành không ít trang sách để kể lại những trận đánh nhau của nhóm thanh niên khi ấy dù tác giả không cổ xúy đánh nhau vô tội vạ. Những anh chàng thanh niên thủ đô đánh nhau vì những lí do của riêng họ nhưng có những người đã phải vào tù vì không vạch rõ giới hạn.

Đọc sách mà đôi khi thấy run rẩy vì những rung động đầu đời đáng yêu quá. 

Những cậu trai Nam Đồng còn phân chia thằng này yêu nhỏ này, rồi yêu cầu đi hẹn hò về phải báo cáo để cả hội vào tư vấn. Mỗi cuộc đối thoại của từng cặp yêu nhau đều bị những thằng bạn thân rình nghe lén. Những mẩu thư tình cười ra nước mắt khi đứa này nhờ đứa kia viết hộ.

Vết thương chiến tranh hiển hiện trong đời sống

Nói Quân Khu Nam Đồng là một tiểu thuyết về chiến tranh thì cũng không hẳn. Tuy vậy, trong những hồi ức của tác giả, chiến tranh vẫn hiện lên qua những bi kịch không lời.

Như thằng Phúc suốt tuổi thơ chờ đợi một lá thư của bố, rồi nó giật mình khi nghe thấy tiếng khóc bất chợt vang lên giữa khu tập thể. Vậy là một đứa bạn có người cha đã đi mãi không về. 

Nhận xét về cuốn Quân Khu Nam Đồng

Rất nhiều người say mê Quân Khu Nam Đồng, có những cậu con trai chẳng ưa chữ nghĩa cũng mê tít cuốn sách hài hước này của tác giả Bình Ca. Người ta yêu mến Quân Khu Nam Đồng vì trân trọng tuổi trẻ của những nhân vật trong đó. Người ta thích thú với những trang sách vì ai cũng mong có được tình bạn đẹp và đoàn kết như trong Quân Khu Nam Đồng.

review-sach-quan-khu-nam-dong-binh-ca-3
Review sách Quân Khu Nam Đồng

Lời kết

Quân Khu Nam Đồng là một cuốn sách rất đáng đọc. Lời văn chân chất, lối kể chuyện mộc mạc. Tác giả Bình Ca sẽ đưa chúng ta quay về thời kì gian khó nhưng hào hùng của đất nước, để sống lại những kỉ niệm đẹp của tuổi trẻ thanh niên Nam Đồng.

Sách hay nên đọc: Review sách: Nhật ký Đặng Thùy Trâm – cuốn nhật ký lưu giữ ngọn lửa không bao giờ tắt của tuổi trẻ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây