5 Sai Lầm Phổ Biến Khi Đọc Sách Self-Help Có Thể Bạn Cũng Mắc Phải

0
2132
Người đọc sách self-help thường mắc phải 5 sai lầm lớn

Marketdata Enterprises, Inc. – Một tập đoàn nghiên cứu thị trường hàng đầu đã có báo cáo chỉ ra rằng: Ngành công nghiệp sách self-help đang có giá trị tăng trưởng trung bình là 5,6%/ năm và dự kiến sẽ chạm mức 13.000 tỷ USD năm 2022.

Tuy nhiên, số liệu thống kê cho thấy trong số những người đọc sách self-help và quan tâm các chương trình về self-help, có tới 99% thất bại trong việc tạo nên một thành tựu hữu hình và họ phải tự thừa nhận là không có sự thay đổi nào bền vững sau đó.

Vậy tại sao chỉ có một số ít người đọc sách self-help dẫn đến thành công, nhưng đa số còn lại thì không? Phải chăng hầu hết mọi người đã mắc phải những sai lầm nhất định khi đọc sách self-help.

 

Sách self-help là gì?

Theo Wikipedia, sách self-help hay còn gọi là sách “tự lực”, hoặc sách “tự trợ” là thể loại sách được viết ra nhằm mục đích hướng dẫn độc giả cách giải quyết và xử lý các vấn đề của bản thân. Tên gọi của thể loại sách này có nguồn gốc từ tiêu đề cuốn sách Self-help – Cuốn sách bán chạy nhất năm 1859 của Samuel Smiles, một tác giả người Scotland. 

 

5 sai lầm dễ gặp nhất với người đọc sách self-help.

 

Đọc mà không suy ngẫm.

Đọc phải có chọn lọc, biết so sánh để đánh giá được bài học nào thực sự phù hợp với mình

Sách self-help thường mang lại năng lượng tích cực, giúp mọi người tin tưởng hơn vào năng lực của bản thân. Ngoài ra, chúng có nhiều ví dụ minh hoạ rất thú vị, khiến cho người đọc phải trầm trồ về nội dung cuốn sách. 

Chính vì vậy, đông đảo độc giả có thói quen đọc ngấu nghiến, đọc say mê một lèo từ đầu đến cuối cuốn sách như một cuốn tiểu thuyết mà không dừng lại để suy ngẫm.

Bạn phải luôn nhớ rằng: Những kiến thức, kinh nghiệm có trong sách self-help là về cuộc đời của tác giả, của nhiều người khác chứ không phải cuộc đời của chính bạn. Đọc phải có chọn lọc, biết so sánh để đánh giá được bài học nào thực sự phù hợp với mình, cần có tư duy phản biện với ngôn từ trong sách vì tác giả cũng là con người, không ai là hoàn hảo và không sai sót.

 

Đọc mà không vận dụng

Người đọc sách không lấy số lượng ra làm thước đo, quan trọng là chúng ta vận dụng được bao nhiêu lý thuyết trong một cuốn sách vào thực tiễn cuộc sống. 

Bản chất của sách self-help là lời khuyên và kỹ năng, nếu bạn chỉ đọc rồi để đó và tự ảo tưởng rằng mình đã sở hữu chúng luôn rồi thì chắc chắn sẽ không có một sự thay đổi nào đủ lớn để bạn phát triển. 

Nếu chúng ta đã mất thời gian đọc sách thì hãy để kiến thức quý giá trong sách trở thành của mình.

Ngay như Dale Carnegie trong Đắc nhân tâm – Cuốn sách luôn nằm trong top đầu những tựa sách self-help bán chạy nhất – cũng có nhắc nhở độc giả ngay từ đầu:

“Bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để ứng dụng những điều đã học được. Nếu không làm thế bạn sẽ nhanh chóng quên đi. Chỉ những kiến thức được ứng dụng mới được khắc ghi thật sự vào trong trí nhớ.”

Vì vậy, nếu chúng ta đã mất thời gian đọc sách thì hãy để kiến thức quý giá trong sách trở thành của mình.

 

Đọc theo phong trào, không lựa chọn sách phù hợp với bản thân.

Trong thời đại mạng xã hội và các phương tiện truyền thông bùng nổ, con người đang phải tiếp nhận với lượng thông tin gia tăng theo cấp số nhân so với thập kỷ trước. Người đọc sách cũng bị tác động không ít, họ khó mà lựa chọn được những cuốn sách thực sự chất lượng và phù hợp với nhu cầu của cá nhân vì có quá nhiều lựa chọn.

Mỗi cuốn sách được viết dưới lăng kính của một tác giả, nó có thể được đồng thuận bởi một nhóm đông người chứ không phải tất cả mọi người. Bạn đừng chỉ chú ý vào các tựa sách được rất nhiều người ưa thích mà nên chú trọng xem xét lại sở thích, mối quan tâm đích thực của chính bạn mà lựa cho mình cuốn sách thích hợp.

 

*Để chọn được sách phù hợp, bạn có thể đọc các bài review sách tại đây: Revisach.com

 

Không tìm hiểu về tác giả.

Hiểu về tác giả giúp chúng ta đọc sách self-help hiệu quả hơn.

Nếu bạn chỉ đơn thuần đọc một cuốn sách để lấy nội dung mà không quan tâm đến người viết ra nó, thì bạn chỉ có thể thấu hiểu được 8 phần của vấn đề được đề cập đến. 

Hiểu sâu hơn về quá trình trưởng thành, thành tựu của một tác giả giúp bạn thông suốt hơn về những kinh nghiệm được tích lũy trong sách. Hơn nữa, việc hiểu rõ văn phong, góc nhìn của một tác giả giúp bạn đánh giá được mức độ phù hợp của mình với sách của người ấy, từ đó, quá trình chọn sách cũng diễn ra suôn sẻ hơn và hiệu quả mang lại cao hơn.

Lười ghi chép

Không giống với các thể loại khác, sách self-help thường chứa nhiều thông tin hơn với đa dạng nguyên tắc, kỹ năng mà bạn cần phải ghi nhớ. 

Việc ghi chép lại kiến thức đã đọc giúp bạn đọc sách một cách chủ động hơn, đây vừa là phương pháp lặp lại làm cải thiện trí nhớ, vừa để bạn dễ dàng xem lại và ứng dụng ngay khi có thể.

Hãy tập thói quen chuẩn bị cho mình một cuốn sổ và một cây bút trước khi đọc sách, bất cứ khi nào bạn đọc được một câu văn lý thú hay một lời khuyên tâm đắc thì hãy chép ngay vào sổ. Lúc rảnh hãy lấy ra đọc và nhắc nhở mình thực hành ngay khi có thể.

Tôi tin rằng chỉ cần bạn cố gắng tránh xa 5 sai lầm này thì bạn có thể thu được thành quả nhất định khi đọc sách self-help.

*Xem các video review sách tại đây: Revisach – Youtube

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây