Review Sách Thương Hiệu Cảm Xúc – Cầu Nối Giữa Thương Hiệu Và Cảm Xúc Người Tiêu Dùng

0
2122
review-sach-thuong-hieu-cam-xuc
Review sách Thương hiệu cảm xúc

Xây dựng thương hiệu không còn là câu chuyện sản phẩm của ai mạnh hơn, sản phẩm của ai độc hơn, mà là sản phẩm của ai kết nối với khách hàng tốt hơn. Cuốn Thương hiệu cảm xúc sẽ giúp chúng ta xây một cây cầu kết nối thương hiệu với cảm xúc của khách hàng. Thương hiệu không phải một khái niệm vô hình hay một biểu tượng vô tri, đó là một thực thể có cảm xúc.

Chưa bao giờ trong lịch sử phát triển của xã hội, con người được chứng kiến sức mạnh to lớn của truyền thông như ngày nay. Sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi hoàn toàn cách thế giới giao tiếp. Người tiêu dùng có nhiều quyền lợi hơn với nhiều sự lựa chọn hơn. Họ mua hàng không vì những lời mời chào cường điệu mà vì sự kết nối cảm xúc với thương hiệu. 

Tác giả sách Thương hiệu cảm xúc

Jonathan David Lewis là một chuyên gia tư vấn thương hiệu, đồng thời là chủ tịch của tập đoàn McKee Wallwork. Với kinh nghiệm xây dựng và tư vấn thương hiệu lâu năm của mình, Lewis đã xuất bản những cuốn sách thương hiệu rất có giá trị. Bên cạnh Thương hiệu cảm xúc, ông còn là tác giả của cuốn Brand & Wild, tạm dịch Thương hiệu kiên cường trong môi trường khắc nghiệt.

review-sach-thuong-hieu-cam-xuc
Review sách Thương hiệu cảm xúc

Sách hay nên đọc: Review sách: Định vị: Cuộc chiến giành tâm trí khách hàng – Nếu không dẫn đầu, bạn phải làm người thứ hai thông minh

Công ty phát hành Thái Hà
Ngày xuất bản 2020-01-08 00:00:00
Kích thước 15.5 x 24 cm
Dịch Giả Khánh Thủy
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 236
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Lao Động Xã Hội

Nội dung sách Thương hiệu cảm xúc

Như đã nói ở trên, thế giới kinh doanh đã liên tục có sự chuyển dịch từ thời đại 1.0 – tập trung vào quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm sang thời đại 4.0 – chú trọng vào trải nghiệm của con người. Các thương hiệu không còn nắm trong tay quyền lực tối cao mà đã có sự đảo chiều. Nói chính xác, quyền sinh sát một thương hiệu nằm chính trong tay người tiêu dùng.

Trên thế giới đã xuất hiện những mô hình kinh doanh mới, thay vì một thương hiệu kiêu ngạo với những quảng cáo cường điệu hóa, người ta đã dành nhiều cảm tình hơn cho những thương hiệu biết kết nối, tạo cảm hứng và lan tỏa những điều tích cực.

Cuốn Thương hiệu cảm xúc này sẽ chia sẻ những cách giúp cho thương hiệu dùng cảm xúc để hình thành nhu cầu trong người tiêu dùng, đồng thời truyền cảm hứng cho các marketer hiện đại trên con đường xây dựng một thương hiệu giàu cảm xúc như vậy.

Cuốn sách Thương hiệu cảm xúc có nội dung 4 phần:

Phần 1: Mối quan hệ – khách hàng, khách hàng, khách hàng

Phần 2: Kinh nghiệm cảm quan – lãnh địa chưa được khai phá bằng việc xây dựng thương hiệu

Phần 3: Sáng tạo – đổi mới, người bạn tốt nhất của thương hiệu

Phần 4: Tầm nhìn – cảm hứng thay đổi, làm thế nào để đến đích?

review-sach-thuong-hieu-cam-xuc-2
Review sách Thương hiệu cảm xúc

Phần 1: Mối quan hệ

Chương 1 cuốn Thương hiệu cảm xúc bắt đầu bằng câu hỏi “Thế kỉ XXI, bạn có biết ai là khách hàng của bạn không?”

Theo tác giả, các nhà kinh doanh vẫn đang giữ quan điểm truyền thông, coi khách hàng là kẻ thù hoặc con mồi cần tấn công. Sở dĩ như vậy vì chúng ta luôn mong muốn phá vỡ hàng rào phòng thủ, giải mã ngôn ngữ của họ hay vạch kế hoạch giành chiến thắng trong trận chiến.

Trong tư duy, chúng ta đã ngầm coi khách hàng là con mồi. Ấy nhưng, ngày này, người mua hàng đã nắm vai trò chủ động hơn nhiều. Tại sao chúng ta không coi khách hàng như đối tác có thể cộng sinh để đôi bên cùng có lợi.

Chương này cũng nói về sự thay đổi trong tập khách hàng của các doanh nghiệp. Trong thế kỷ mới, phụ nữ đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong các quyết định mua hàng của một gia đình. Họ được tác giả ví như những “thủ lĩnh mua sắm” mới. Do có sự thay đổi trong tập khách hàng như vậy nên doanh nghiệp cũng cần trang bị những phương cách mới để lấy được cảm xúc của đối tượng khách hàng này.

Phần 2: Kinh nghiệm cảm quan

Phần 2 Thương hiệu cảm xúc tổng hợp những chương sách vô cùng thực tế và hữu ích với bất cứ người làm thương hiệu nào. Phần Kinh nghiệm cảm quan chia sẻ những tips bỏ túi cho các marketer. Làm thế nào để tận dụng tối đa vai trò của cảm xúc thương hiệu, cách để tạo ra những điểm chạm với người tiêu dùng thông qua kinh nghiệm cảm quan của họ. Những âm thanh truyền tải thông điệp, những màu sắc thôi miên, biểu tượng quyến rũ, vị giác lôi cuốn hay kiểu dáng chạm đến cảm xúc. Ai lại không muốn thương hiệu của mình sở hữu những đặc tính “chết người” như vậy?

Kết thúc phần 2, tác giả chốt lại rằng “Vỗ về các giác quan: Một chút yên tĩnh, bạn nhé!”

Cùng xem tác giả đã xây dựng một thương hiệu lý tưởng về mặt cảm quan như thế nào trong mắt người tiêu dùng.

Phần 3: Sáng tạo

“Sáng tạo” là một từ khóa không thể thiếu trong câu chuyện xây dựng thương hiệu bởi nếu cứ tư duy theo lối mòn thì chúng ta sẽ chẳng thể đặt một dấu ấn nào trong tâm trí khách hàng. 

Phần Sáng tạo – Thương hiệu cảm xúc đi sâu vào cách thể hiện những quảng cáo thu hút người tiêu dùng. Làm thế nào để tận dụng sức mạnh của thế giới ảo và tạo nên những cảm xúc có thực? Các trình bày bao bì, cách thương hiệu hiện diện đều sẽ được phân tích kỹ càng trong phần 3 này.

review-sach-thuong-hieu-cam-xuc-3
Review sách Thương hiệu cảm xúc

Sách hay nên đọc: Review sách: Điểm bùng phát – Làm thế nào những điều nhỏ bé tạo nên sự khác biệt lớn lao

Phần 4: Tầm nhìn

Phần cuối phân tích những xu hướng kinh doanh chủ đạo trong thời đại mới. Tác giả cho chúng ta một công thức để xây dựng chiến lược thương hiệu cảm xúc dựa trên những chuyển động công nghệ. Cách truyền thông tiếp thị đã thay đổi. Không chỉ quảng cáo mới có thể đem đến những thông điệp mang tính riêng hơn, nhắm trúng mục tiêu hơn mà các phương tiện truyền thông khác cũng có thể mở rộng hơn nữa để thực sự đối thoại với người tiêu dùng tại nơi họ sống.

Lời kết

Cuốn Thương hiệu cảm xúc dù đã được xuất bản khá lâu nhưng vẫn giữ nguyên tính thời sự. Những giá trị chia sẻ trong sách thậm chí ngày càng trở nên hữu ích vì xã hội đang thay đổi theo đúng xu hướng được dự đoán trong sách.

Tác giả Lewis đã đưa ra những phân tích sâu rộng, giữa trên những ví dụ khách quan đa dạng, từ cuộc tranh cử tổng thống, đến cách vận hành của các hãng bán lẻ hay sự thành bại của các mạng xã hội đứng đầu thế giới. Tất cả đã tạo nên cuốn sách Thương hiệu cảm xúc rất đáng tìm đọc và nghiền ngẫm.

Sách hay nên đọc: Review sách: Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo – hồng bảo thư cho dân làm quảng cáo

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây