Review Sách: Tôi PR Cho PR – Bàn Về PR Dưới Ngòi Bút Hài Hước Nhưng Sâu Cay

0
2164
review-sach-toi-pr-cho-pr

Tôi PR cho PR là cuốn sách PR thường thức đầu tiên được viết độc lập bởi một tác giả Việt Nam. Sách đã thay đổi nhận thức của rất nhiều người Việt về ngành quan hệ công chúng vốn hay bị hiểu nhầm từ tận thế kỷ trước. Tác giả Di Li sẽ cùng chúng ta giải mã những bí ẩn về ngành PR theo một cách tự nhiên, hài hước và vô cùng lôi cuốn. Sách sẽ cho bạn tiếng cười giải trí nhưng cũng không thiếu những kiến thức mang tính phát hiện đâu nhé.

Tác giả sách Tôi PR cho PR

Tác giả cuốn Tôi PR cho PR, Li Di, đã có 10 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Ngoài tư vấn chiến lược, cô còn cộng tác giảng dạy PR tại một số trường đại học của Việt Nam. Di Li là hội viện của Hội Nhà văn Châu Á – Thái Bình Dương. Tác giả này cũng có một cuốn sách khá nổi tiếng trong giới PR, sách mang tên Kỹ năng viết trong Quan hệ công chúng.

review-sach-toi-pr-cho-pr
Review sách Tôi PR cho PR

Sách hay nên đọc: Review sách: PR từ chưa biết đến chuyên gia – chào mừng bạn tới thế giới quan hệ công chúng

Nội dung sách Tôi PR cho PR

Việt Nam đã chứng kiến không ít cuộc khủng hoảng truyền thông đến từ các thương hiệu lớn như The Voice, Vedan, Nhã Nam hay Coca Cola. Mỗi cuộc khủng hoảng truyền thông lại làm dấy lên làn sóng dư luận, khiến công chúng mạng đứng ngồi không yên. 

Xung quanh những sự kiện này, chúng ta chứng kiến rất nhiều góc nhìn từ các cư dân mạng, bàn về thương hiệu là một chuyện, họ còn có những phát biểu “sai sai” về lĩnh vực PR. 

Tôi PR cho PR cho rằng, tại Việt Nam, thuật ngữ PR đã bị hiểu sai một cách nghiêm trọng, dẫn đến cái nhìn thiên lệch về công việc của những người làm PR. Cuốn Tôi PR cho PR sẽ cho chúng ta biết, mình đã hiểu sai về ngành PR trầm trọng như thế nào.

Sách Tôi PR cho PR gồm 12 chương với nội dung thiết thực:

  1. Biến công chúng thành fan hâm mộ
  2. Bằng cách chiếm cảm tình của công chúng
  3. PR không phải xì căng đan
  4. Phòng bệnh hơn chữa bệnh
  5. PR không phải là quảng cáo
  6. Những câu chuyện PR may mắn
  7. Làm sao thay đổi được công chúng?
  8. Thông điệp của một quốc gia
  9. PR đen và các Spin Doctor; Hack và Flack
  10. Khủng hoảng là thảm họa của các doanh nghiệp và người nổi tiếng
  11. Nếu không tỉnh táo, đừng tham gia mạng xã hội
  12. Đối xử tốt với người trong nhà trước khi ngoại giao với hàng xóm
review-sach-toi-pr-cho-pr-2
Review sách Tôi PR cho PR

Sách hay nên đọc: Review sách: 100 ý tưởng PR tuyệt hay – khơi thông dòng sông sáng tạo cho các chuyên viên PR

Mọi ngành nghề đều cần đến PR

Tại sao ư? Bản chất của PR là giúp cho các tài năng thực sự được nhiều người biết đến, giúp cho cái hay cái tốt được lan tỏa cho cộng đồng.

Tôi PR cho PR cho rằng, cá nhân con người cũng làm PR mỗi ngày. 

Bạn chuẩn bị tháo dỡ và xây nhà mới, tiếng ồn, khói bụi và sự bừa bãi của gạch vữa sẽ ảnh hưởng đến các gia chủ xung quanh, họ sẽ không chịu đựng được và cùng nhau làm đơn khiếu nại lên phường, bạn biết vậy nên vào một tối đẹp trời đã cất công sang từng nhà hàng xóm để trình bày trước sự việc bằng nụ cười chân thành, mục đích ngăn chặn một cuộc xung đột sắp xảy ra, đó chính là PR.

Bạn làm chủ một cửa hàng nho nhỏ với ba bốn nhân viên, thi thoảng bạn mời nhân viên đi ăn trưa hoặc tặng quà cho họ sau mỗi chuyến công tác, đó cũng tương tự PR đấy thôi. Bạn là phóng viên và cứ đến ngày Nhà báo Việt Nam 21/6 lại nhận được thiệp chúc mừng từ các doanh nghiệp, rõ ràng bạn đang tiếp nhận một hình thức PR.  

Hai ông tổ nghề của PR – Edward Bernays và Ivy Lee đã đưa PR đến với công chúng với quan điểm: Mục đích của quan hệ công chúng chỉ đơn giản là chiếm cảm tình của số đông và mọi động thái thay đổi nhận thức công chúng, xử lý khủng hoảng, giao tiếp hai chiều và những việc cụ thể liên quan như tổ chức sự kiện, viết bài PR, viết thông cáo báo chí, thành lập website và bản tin nội bộ cũng chỉ nhằm mục tiêu cao nhất là chiếm thiện cảm của công chúng.

Những gì không phải là PR

Tôi đọc được một bình luận thế này.

“Edward Bernays và Ivy Lee có là tổ nghề cũng không làm PR giỏi bằng Ngọc Trinh”. Đấy là quan điểm của chàng trai này trước khi đọc cuốn Tôi PR cho PR. Sau khi đọc xong cuốn sách này, độc giả ấy đã vỡ ra rằng “Hóa ra những đó không gọi là PR”.

PR hoàn toàn không phải quảng cáo. Theo cuốn Tôi PR cho PR, nếu quảng cáo là tự khen sản phẩm của mình thì quan hệ công chúng là chờ một người khác nói những điều tốt về mình hoặc để đối tượng trực tiếp đánh giá thông qua những việc tốt đẹp mà mình làm.

Những scandal cố tình được tạo dựng chưa bao giờ là một phần của PR chân chính. Đừng hiểu lầm!

Sách hay nên đọc: Review sách: PR và những lầm tưởng – xóa bỏ lớp sương đục bao quanh ngành quan hệ công chúng

Với người trong nghề, hãy làm với cái tâm

Sách Tôi PR cho PR có chương cuối cùng khiến tôi rất tâm đắc: Đối xử tốt với người trong nhà trước khi ngoại giao với hàng xóm. Chương này thực chất nói về việc làm PR nội bộ trong các công ty. 

“Bạn không thể tạo ra một nền văn hóa công ty có độ tin cậy cao nếu mọi người không cùng nhau phấn đấu để đạt thành tích cuối cùng.”

Làm PR dù là nội bộ hay giao tiếp với giới truyền thông thì cũng cần giữ cái tâm để không bị lạc lối trong thế giới sặc sỡ phù hoa này.

review-sach-toi-pr-cho-pr-3
Review sách Tôi PR cho PR

Riêng với mảng PR nội bộ, xin đừng biến những tờ báo nội bộ thành công cụ tuyên truyền của ban lãnh đạo, khi mà mục đích chính của những ấn phẩm ấy là giúp nhân viên gắn bó với công ty hơn. “Thành ra nhiều nhân viên hình thành phản xạ có điều kiện khi cứ thấy báo nội bộ của đơn vị mình là kinh, không muốn giở ra đọc, càng không muốn mang về nhà”.

Còn khi đối xử với công chúng, đừng dùng những scandal để khiến tên tuổi cá nhân hay thương hiệu bay lên như diều gặp gió. Gió này có khi là gió độc, về lâu dài sẽ gây mất thiện cảm trong lòng công chúng, cũng như tạo nên độ trung thành mà công chúng dành cho thương hiệu – vốn là mục đích cốt lõi mà PR chân chính hướng tới.

Lời kết

Cuốn Tôi PR cho PR nhận được rất nhiều lời có cánh từ độc giả, nhất là những người làm trong ngành PR bởi sách đã rửa nỗi hàm oan cho những người làm quan hệ công chúng, nghề thường bị hiểu theo nghĩa xấu là tạo ra các chiêu trò lăng xê cho thương hiệu. 

Những ai yêu thích nghề PR, muốn tìm hiểu về công việc này hay theo đuổi PR trong tương lai sẽ nhận được thêm nhiều thông tin hữu ích.

Cảm ơn tác giả Li Di về cuốn sách thú Tôi PR cho PR vị và vô cùng bổ ích này.

Sách hay nên đọc: Review sách Nghệ thuật giao tiếp để thành công nơi công sở – Không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi đi làm

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây