Hiểu rằng cái chết là một sự khởi đầu mới, cái chết đưa ta đến buổi bình minh của những cơ hội tốt đẹp, đang chờ ta ở một kiếp sống mới sẽ giúp con người sống đời bình an và thanh thản hơn.
Đọc cuốn sách Tái Sinh Hỷ Lạc để hiểu rõ về sự sống và cái chết, biết chuẩn bị cho ngày chúng ta qua đời (sự thực là vậy) và chuyển hóa cuộc đời mình cho đúng hướng.
Mục Lục
Tác giả cuốn Tái Sinh Hỷ Lạc
Tái Sinh Hỷ Lạc (tựa cũ là Chết an bình, tái sinh hỷ lạc – Peaceful death, joyful rebirth) là cuốn sách của Tulku Thondup. Ông là một cao tăng Tây Tạng, tu học tại Tu viện Dodrupchen. Khi tỵ nạn tại Ấn Độ, Tulku trở thành giáo sư ở các trường tại học tại đó rồi đến năm 1980, ông trở thành giáo sư thỉnh giảng tại đại học Harvard.
Tuy đã ngoài 80 tuổi, Tulku Thondup vẫn tiếp tục nghiên cứu và dịch kinh Tây Tạng. Ông cũng là tác giả của những cuốn sách về tâm linh, thiền định nổi tiếng như Năng lực chữa lành của tâm hay Độ sinh vô biên.
Sách hay nên đọc: Review sách: Suối Nguồn Tâm Linh – hiểu để giải thoát
Công ty phát hành | Thái Hà |
Ngày xuất bản | 2019-01-18 15:00:04 |
Kích thước | 15.5 x 24 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 422 |
Nội dung cuốn Tái Sinh Hỷ Lạc
Về tổng quan, sách Tái Sinh Hỷ Lạc giúp chúng ta hiểu được bản chất của sự sống và cái chết là bình an vả hỷ lạc. Đọc sách để biết nguyên nhân của tái sinh, cách tạo công đức trong đời sống, làm tiền đề cho một cái chết nhẹ nhàng và những kiếp sống ý nghĩa về sau.
Sách Tái Sinh Hỷ Lạc gồm 10 chương và 2 phụ lục:
Dẫn nhập: Chết không phải là hết
Chương 01 Đời người quý báu
Chương 02 Hấp Hối Thời Khắc Quan Trọng Của Cuộc Đời
Chương 03: Chân tánh thoáng thấy ánh quang minh
Chương 04: Trung Ấm Thân Bardo
Chương 05: Các câu chuyện về Trung Ấm Thân
Chương 06: Tái sinh
Chương 07 Đức Phật Vô Lượng Quang và cõi Cực Lạc
Chương 08: Phương cách giúp đỡ người hấp hối và người chết
Chương 09: Nghi thức cho người hấp hối và người chết
Chương 10 Những suy nghĩ sau cùng
Phụ lục A
Phụ Lục B
Theo giáo lý của Phật giáo Tây Tạng, hành trình luân hồi của con người gồm 4 giai đoạn:
– Giai đoạn đời sống thế gian
– Giai đoạn hấp hối
– Giai đoạn thoáng thấy chân tánh và ánh quang minh
– Giai đoạn trung ấm thân hay giai đoạn chuyển tiếp giữa lúc chết và lúc tái sinh
4 chương đầu sách trình bày tóm tắt 4 giai đoạn này. Tác giả trích dẫn tài liệu của các delog (những người có khả năng thẩm thấu về tâm linh và trở về từ cõi chết để kể lại những gì họ đã trải qua).
Chương 5 là lời kể về những cõi đáng sợ hoặc phúc lạc phía sau cái chết. Chương 6 nói về tái sinh, rằng chúng ta sẽ tái sinh về cõi nào và tại sao lại như vậy. Tác giả cung cấp một bản đồ giúp chúng ta tránh đi lầm lạc vào những cõi thấp và biết cách chọn những cõi lành để tái sinh.
Chương 7 nói về Phật Vô Lượng Quang và Cõi Cực Lạc dựa theo lời mô tả trong kinh sách. Chương 8 là sự chuẩn bị cho cái chết, tức giúp đờ người hấp hối và người chết được nhẹ nhàng sang cõi bên kia, bất kể họ là tín đồ Phật giáo hay ngoài Phật giáo.
Chương 9 là những nghi thức cho người hấp hối và người chết được các vị Lạt Ma hộ niệm cho họ trong những cộng đồng ở miền đông Tây Tạng.
Sách hay nên đọc: Review sách: Giải Mã Tâm Linh: sự sống sau cái chết linh hồn – có hay không?
Quan hệ nhân quả giữa các kiếp sống
Cuốn Tái Sinh Hỷ Lạc dành phần lớn nội dung để nói về các giai đoạn trong quá trình chuyển đổi từ kiếp này sang kiếp khác. Những mô tả về giai đoạn thần thức rời bỏ thân xác, có những trải nghiệm tâm linh, thực chất là phản ánh cái tâm của mỗi người khi họ đang sống.
Tất cả những gì chúng ta trải nghiệm, những đau đớn, sợ hãi, lo lắng hay cảm giác vui mừng, thanh thản, hạnh lạc đều là thể hiện của tâm ta. Những trải nghiệm này sẽ quyết định con đường tái sinh hay thoát khỏi kiếp luân hồi của con người. Như vậy, những gì ta làm ở kiếp này đều góp phần vào số mệnh trong kiếp sau của chúng ta. Nếu như sống thiện lành, ta sẽ ra đi thanh thản và được tái sinh trong một kiếp sống an bình.
Giúp đỡ những người lâm chung
Tác giả đi sâu vào những nghi lễ chúng ta nên thực hiện cho người lâm chung hoặc đã qua đời. Đó là những nghi lễ mà các Lạt Ma thực hiện ở Tây Tạng nhưng tác giả không bó buộc người đọc phải tuân theo những nguyên tắc đó. Biết được nguyên nhân của tái sinh và 6 cõi trong đời sống trần tục sẽ giúp chúng ta tạo công đức đơn giản và duy trì những ý nghĩ cũng như hành vi tức cực để giúp đỡ người thân của mình khi họ chuẩn bị qua đời.
Chúng ta không nên nghĩ rằng: “bây giờ người ấy đã chết rồi, ta sẽ trở nên giàu có’’; hoặc “cuối cùng, khi người này qua đời rồi, ta sẽ được tự do’’.
Tâm thức của người quá cố ở gần đó có thể đang nổi trôi chung quanh đâu đây hằng giờ, hằng ngày và ngay cả hằng tuần sau khi mới lìa khỏi thân xác. Họ có thể làm chủ được một vài khả năng như đọc được tâm thức của người còn sống nữa.
Nếu họ nhận ra được rằng người đang suy nghĩ và những hành vi xấu hướng về họ thì điều ấy sẽ trở nên những yếu tố mạnh mẽ khiến họ bị chìm vào những cảm thức xấu xa và điều này có thể là nguyên nhân mang lại sự khổ não trong sự hiện hữu tương lai của họ.
Như vậy thì cuối cùng trong khoảng vài ngày đến nhiều tuần lễ sau cái chết của một người, chúng ta là những người còn sống nên cố gắng bảo tồn những tư tưởng lành mạnh và những hoài niệm về người mất cũng như giữ gìn một cách thích hợp.
Trích dẫn trong cuốn Tái Sinh Hỷ Lạc
Nếu chúng ta chán nản hay cảm thấy bế tắc, như vậy thường là vì chúng ta không hiểu hết tính chất phù du của đời sống. Chúng ta chấp chặt vào những sự kiện như những đối tượng của tâm trí và xem chúng như những thực thể có thật. Nhưng sự thật là những sự kiện đã thay đổi ngay cả trước khi chúng ta nghĩ về chúng. Những sự kiện mà chúng ta nghĩ tới chỉ là những cái bóng, những hình phản chiếu của những gì đã diễn ra.
Nếu tâm chúng ta thanh thản và vui vẻ thì bất cứ điều gì chúng ta làm cũng là một biểu lộ của sự an lạc. Những gì chúng ta nói đều là những lời lẽ nhẹ nhàng vui vẻ. Và do đó tất cả các hành động của chúng ta đều trở nên thiện lành và chúng ta trở thành một nguồn an lạc cho bất cứ ai tiếp xúc với ta.
Đến lúc chết – khi chúng ta xa lìa những sự câu thúc của xác thân, những hạn chế về mặt văn hoá và những ảnh hưởng của môi trường – chúng ta sẽ tự do tận hưởng được sự an lạc, vốn là những tính cách thật sự của tâm chúng ta. Tương tự như vậy, nếu trong cuộc đời của mình, chúng ta biết luyện tâm một cách đúng đắn thì lúc chết, tất cả những hiện tượng trước mắt chúng ta sẽ hiện ra như một thế giới của an lạc và trí tuệ.
Lời kết
Tất cả những người cầu nguyện và thiền định trong quyển sách này là công cụ để gieo trồng chất lượng tinh thần. Sự quy hướng về là để điểm sáng năng lượng của sự nhận biết tốt đẹp. Lòng từ bi là sự mở cửa quả tim của chúng ta đến với tất cả tình yêu thương. Sự cầu nguyện biểu thị cho những tư tưởng thiện lương và những cảm giác.
Rộng về sự lý giải là cái nhìn về tất cả mọi vật và mọi người như là cội nguồn và sự hiện hữu của hòa bình và an lạc. Những lễ nghi của tôn giáo là hình thức để sáng tạo một nền văn hóa tốt đẹp trong đời sống của chúng ta.
Sách hay nên đọc: Review sách: Phép Lạ Của Sự Tỉnh Thức – nghệ thuật sống trọn từng phút giây