“Nếu bạn thật sự hiểu, thì bất kể hoàn cảnh hiện tại của bạn là như thế nào, bạn đều có thể tu hành trong từng giây phút.”
Đó là lời dạy của Ajahn Chah cho những người bắt đầu bước chân vào con đường tu hành để tìm về sự giải thoát, sự bình an trong tâm tưởng.
Cuốn sách Suối Nguồn Tâm Linh của Ajahn Chah là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, góp phần thay đổi nhân sinh quan và thế giới quan của người đọc, bất kể bạn đã nghiên cứu rất nhiều về thiền học hay mới bước chân vào con đường kết nối tâm linh.
Mục Lục
Tác giả cuốn Suối Nguồn Tâm Linh
Suối Nguồn Tâm Linh là cuốn sách của Ajahn Chah – một bậc minh triết nổi tiếng Á Đông với quan điểm “giao pháp tự nó phát khởi phù hợp với nhu cầu tức thời, nó phải sống trong hiện tại mới thực sự là chánh pháp”.
Ajahn Chah là cao tăng thuộc dòng tu khổ hạnh trong rừng của Thượng tọa bộ. Ngài là học trò của Ajahn Mun, người đã sáng lập hai thiền viện của dòng tu này ở vùng Đông Bắc Thái Lan, ông cũng là thầy của nhiều tu sĩ phương Tây có tiếng.
Sau nhiều năm di chuyển trong rừng, tu theo pháp khổ hạnh, đại đức Ajahn Chah trở về gần nơi sinh trưởng và sống tại một khu rừng rậm, không có người ở mà chỉ có nhiều hổ, rắn. Sau một thời gian, có nhiều người biết và tìm đến xin thụ huấn nên khu vực đó dần trở thành chùa Wat Pah Pong.
Sách hay nên đọc: Review sách: Dấu chân trên cát: Giá trị nhân sinh – tâm linh sâu sắc từ một nền văn minh lụi tàn.
Nội dung cuốn Suối Nguồn Tâm Linh
Sách Suối Nguồn Tâm Linh bao gồm những bài thuyết pháp với mục đích nhắc nhở thính chúng nhìn sâu vào tâm của mình và bơi ngược dòng để tìm về với suối nguồn tâm linh. Đó chính là cách duy nhất để con người thoát khỏi những ràng buộc của trần thế. Khi thực sự sống trong giáo pháp, chúng ta đã chạm tới được ranh giới của sự giải thoát, trải rộng tâm thanh tịnh để hòa vào niềm an lạc thênh thang.
Sách Suối Nguồn Tâm Linh gồm 38 chương, giúp người đọc hiểu được giới luật, nắm bắt tinh hoa của thiền định và vun đắp một trí tuệ thông suốt.
Lời tựa
Lời giới thiệu
Các đệ tử Tây Phương
Tầm quan trọng của chánh kiến và đức hạnh
Phương pháp dạy dỗ
Dạy dỗ người thế tục và dạy dỗ người xuất gia
Tính khôi hài
Những năm cuối cùng
Chương 1: Vấn đề của tâm
Chương 2: Những điều cơ bản
PHẦN I. GIỚI LUẬT
Chương 3: Sống trong đạo pháp
Chương 4: Tâm thiện lành
Chương 5: Lục căn: Cội nguồn của trí tuệ
Chương 6: Hiểu luật
Chương 7: Duy trì những tiêu chuẩn tu hành
Chương 8: Tại sao chúng ta ở đây
Chương 9: Cơn lũ dục vọng
Chương 10: Hai mặt của thực tại
PHẦN II. THIỀN ĐỊNH
Chương 11: Món quà chánh pháp
Chương 12: Sự quân bình nội tâm
Chương 13: Sự hài hòa trong đạo
Chương 14: Điều phục tâm
Chương 15: Nhận biết tâm
Chương 16: Chìa khóa của sự giải thoát
Chương 17: Thiền định
Chương 18: Pháp chiến
Chương 19: Cứ làm đi
Chương 20: Tu hành đúng tu hành kiên định
Chương 21: Chánh định tu hành với sự xả bỏ
Chương 22: Trong màn đêm dày đặc
Phần III. TRÍ TUỆ
Chương 23: Quán chiếu là gì?
Chương 24: Pháp tánh
Chương 25: Sống với rắn hổ mang
Chương 26: Trung đạo
Chương 27: Sự bình an xuất thế gian
Chương 28: Quy ước và giải thoát
Chương 29: Không có điểm tựa
Chương 30: Chánh kiến-một nơi mát mẻ
Chương 31: Căn nhà thật của chúng ta
Chương 32: Tứ Diệu Đế
Chương 33: Kinh điển rỗng tuếch
Chương 34: “Không chắc!” – tiêu chuẩn của bậc thánh nhân
Chương 35: Dòng nước tĩnh lặng
Chương 36: Sự siêu việt
Chương 37: Vô duyên khởi
Chương 38: Lời bạt
Duy trì những tiêu chuẩn tu hành
Bạn nên dồn hết tâm trí vào sự tu hành. Tu hành, ngồi thiền, tụng kinh sáng và tối, theo cuốn Suối Nguồn Tâm Linh, đây là bổn phận của bạn, hãy nỗ lực và chuyên cần.
Những người mặc áo tu mà lãng phí thời gian, những người tu hành loạng choạng và nhớ nhà, hoang mang, họ không có đủ quyết tâm, họ không để tâm vào sự tu hành. Chúng ta không thể nằm lên nằm xuống ở nơi này, là người xuất gia, chúng ta sống và ăn uống đầy đủ, chúng ta không nên xem thường điều đó.
Sự buông thả trong khoái lạc và thoải mái là một điều nguy hiểm. Chúng ta nên nỗ lực nhiều hơn, sửa đổi những gì sai lầm và đừng chìm đắm vào thế giới bên ngoài. Một người thành tâm không bao giờ lơ là việc kinh hành và ngồi thiền, không bao giờ ngừng nghĩ trong việc duy trì chánh niệm và sự điềm tĩnh.
Năng lực của thiền định
Cuốn Suối Nguồn Tâm Linh chỉ ra rằng, khi sự giải thoát xảy ra, bạn biết. Và khi sự giải thoát chưa xảy ra, hãy quán chiếu tiến trình nhân quả của mọi việc, quán chiếu cho tới khi bạn hiểu biết hoàn toàn. Một khi tiến trình nhân quả được thông suốt, nó sẽ tự động rời bỏ chúng ta. Khi điều gì đó xảy đến với bạn và không chịu rời khỏi, hãy khảo sát nó. Đừng bỏ cuộc cho đến khi nó thả bạn ra.
Đức Phật dạy rằng, bạn phải hiểu biết chính mình. Các bậc minh triết từ xưa đến nay đều tự họ nhận biết chân lý. Bạn phải khám phá nó ngay trong tâm của bạn. Hãy biết chính mình. Nếu bạn tin tưởng vào những gì mình biết và có tự tin, bạn sẽ bình thản đối với sự khen chê của thế gian. Bất kể người khác nói gì, bạn đều bình thản. Tại sao?
Bởi vì bạn biết chính mình. Nếu có người nịnh hót bạn với lời khen tặng, nhưng bạn không thực sự xứng đáng với điều đó, bạn có tin họ không? Cũng thế ấy, khi có người chỉ trích bạn, hãy nhìn lại chính mình. Không, điều họ nói không đúng. Họ buộc tội mình, nhưng mình thực sự không phải là vậy. Sự buộc tội của họ không có giá trị. Nếu là vậy, thì chuyện gì bạn phải tức giận họ? Khi bạn có thể nghĩ được như thế, đời sống sẽ dễ chịu và không có vấn đề. Và rồi không có gì xảy ra là sai lầm cả. Mọi thứ đều là pháp.
Căn nhà thật của chúng ta
Theo cuốn Suối Nguồn Tâm Linh, ai cũng có thể xây một căn nhà từ khổ và gạch, nhưng đó không phải căn nhà thật của chúng ta. Nó chỉ là của chúng ta trên danh nghĩa. Nó là căn nhà của thế gian, và nó đi theo con đường của thế gian. Căn nhà thật của chúng ta là sự bình an nội tâm. Một căn nhà vật chất bên ngoài có thể xinh đẹp nhưng nó không bình an mấy.
Bạn luôn luôn phải lo lắng điều này điều kia. Cho nên, Suối Nguồn Tâm Linh nói rằng, nó không phải căn nhà thật của chúng ta. Nó ở bên ngoài chúng ta, sớm muộn rồi chúng ta cũng phải rời bỏ nó. Nó không phải một nơi chúng ta có thể sống vĩnh viễn trong đó bởi vì nó không thực sự thuộc về chúng ta.
Theo Suối Nguồn Tâm Linh, thân thể của chúng ta cũng vậy, chúng ta xem nó là một tự ngã, là tôi hay của tôi. Thực ra, nó không bao giờ là thế, nó chỉ là một căn nhà thế gian khác. Thân thể của bạn đi theo một quy luật tự nhiên, từ khi bạn sinh ra. Và bây giờ nó già và bệnh. Muốn nó khác hơn thế, cũng ngu xuẩn như khi muốn con vịt thành con gà. Khi bạn nhìn thấy quy luật này, bạn sẽ tìm thấy can đảm và sức mạnh.
Lời kết
Cuốn sách Suối Nguồn Tâm Linh đúc kết những giáo lý Phật pháp rất giá trị của Ajahn Chah, là cánh cửa dẫn dắt chúng ta vào thế giới tâm linh và thực hành tu tập để đạt tới sự thanh tịnh, bình an trong tâm hồn. Nếu giữ cho tâm bạn tĩnh lặng nhưng trôi chảy như dòng nước, bạn sẽ tìm thấy chân lý và sống một đời thanh cao.
Sách hay nên đọc: Review sách: Không Giới Hạn – khám phá Ho’oponopono