Review Sách Quảng Cáo Không Nói Láo – Sự Thật Lạnh Lùng Về Ngành Công Nghiệp Sáng Tạo

0
2321
review-sach-quang-cao-khong-noi-lao
Review sách Quảng cáo không nói láo

“Quảng cáo nói láo ăn tiền”, đấy là quan điểm của khá nhiều người khi mỗi ngày đập vào mắt họ là hàng chục hàng trăm quảng cáo về những sản phẩm kém chất lượng. Mua về thì tiền mất tật mang nhưng vẫn được quảng cáo ầm ầm. 

Cuốn sách Quảng cáo không nói láo của Hồ Công Hoài Phương sẽ cho bạn những cái nhìn về quảng cáo thật sự, sách viết về quảng cáo dưới góc nhìn khoa học, để chúng ta hiểu rằng “quảng cáo không hề nói láo”

Tác giả cuốn Quảng cáo không nói láo

Tác giả cuốn Quảng cáo không nói láo là Võ Công Hoài Phương, hiện đang làm Strategic Planning Director tại công ty quảng cáo Dentsu One. Ít ai biết rằng, trước khi bước chân vào nghề quảng cáo, Hoài Phương xuất thân là một sinh viên chuyên ngành Cơ – Điện tử tại đại học Bách Khoa.

Có lẽ chính thế mạnh về tự nhiên này đã giúp tác giả soi chiếu vấn đề quảng cáo dưới góc nhìn khoa học. Cuốn Quảng cáo không nói láo của anh được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về quảng cáo hay nhất tại Việt Nam.

review-sach-quang-cao-khong-noi-lao
Review sách Quảng cáo không nói láo

Sách hay nên đọc: Review sách: 1001 ý tưởng đột phá trong quảng cáo – tỏa sáng cùng những ý tưởng có 1-0-2

Nội dung cuốn Quảng cáo không nói láo

Với những người vẫn cho rằng quảng cáo là một ngành bí ẩn, các sản phẩm quảng cáo là một thứ mơ hồ thì vị “kĩ sư hụt” Võ Công Hoài Phương sẽ cho chúng ta bức chân dung chính xác về ngành quảng cáo thú vị này.

Tại sao quảng cáo bị đồn là nói láo?

Có 3 lí do khiến nhiều người mất niềm tin vào quảng cáo:

– Thực tế tồn tại những sản phẩm “quảng cáo nói láo”. Người tạo ra những quảng cáo này đang làm việc một cách cảm tính, thiếu khoa học và không tôn trọng khán giả

– Đôi khi người ta nhìn quảng cáo với một cái nhìn quá khắt khe. Người làm quảng cáo đôi khi cần bay bổng, nếu quảng cáo chỉ rặt nói về sản phẩm thì sẽ chẳng khác gì một bộ phim tài liệu

– Có thể chúng ta đang hiểu sai cho quảng cáo, vì chưa hiểu thấu “nỗi lòng” mà quảng cáo cố nhắm tới.

Xung quanh quảng cáo chẳng bao giờ chấm dứt những tranh cãi. Đó chính là lí do tác giả Võ Công Hoài Phương đã viết cuốn sách Quảng cáo không nói láo – một thế giới thu nhỏ của ngành quảng cáo, để bạn hiểu được ngành truyền thông sáng tạo ở các khía cạnh: quảng cáo, thương hiệu, chiến lược, ý tưởng, chuyện nghề.

review-sach-quang-cao-khong-noi-lao-3
Review sách Quảng cáo không nói láo

Sách hay nên đọc: Review sách: Lời tự thú của một bậc thầy quảng cáo – hồng bảo thư cho dân làm quảng cáo

Quảng cáo: xa mặt cách lòng

Thật vậy, làm quảng cáo cũng chẳng khác mấy câu chuyện tình yêu. Bởi, thương hiệu càng quảng cáo nhiều thì càng ít bị lãng quên. Bắt đầu với câu chuyện về những quảng cáo Omo lặp đi lặp lại trên truyền hình, tác giả giúp chúng ta hiểu được rằng quảng cáo phải xuất hiện thường xuyên, liên tục để duy trì hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

Tuy vậy, các sản phẩm ngày càng trở nên giống nhau bởi hiếm khi tìm ra sản phẩm nào có USP thực sự nổi bật. Chính vì vậy, thay vì quá chú trọng vào việc quảng cáo sàn sàn như nhau, thương hiệu có thể phát triển cảm xúc độc đáo (ESP) của riêng mình.

Thương hiệu: tiếp cận bao nhiêu cho vừa

Người ta cho rằng cốt lõi của xây dựng thương hiệu là xây dựng tình yêu và sự trung thành của khán giả với thương hiệu. Nhưng với tác giả Hoài Phương thì khác, anh cho rằng mục tiêu tối cao của việc xây dựng thương hiệu không phải tìm kiếm sự trung thành mà là tiếp cận tới càng nhiều khách hàng càng tốt.

Sách Quảng cáo không nói láo cho rằng mối quan hệ giữa người tiêu dùng và thương hiệu không phải tình yêu mà là giao dịch kinh tế. Vậy nên, càng được nhiều người nhó tới thì thương hiệu càng được phủ sóng rộng khắp, tạo tiền đề cho các giao dịch diễn ra.

Chiến lược: tìm điểm tựa vượt qua thách thức

Tác giả Hồ Công Hoài Phương trình bày quan điểm “Chiến lược là xác định được thách thức mà chúng ta muốn vượt qua, từ đó tìm một điểm tựa để vượt qua nó”

Như vậy thì chiến lược chẳng có đúng sai, tốt xấu. Chúng ta chỉ đánh giá được chiến lược thông qua những thách thức mà mình đặt ra. Những thách thức đó quay xung quanh bản thân thương thiệu, sản phẩm, văn hóa, đối thủ hay hành vi khách hàng.

Ở phần này, sách Quảng cáo không nói láo cũng trình bày quy trình hoạch định chiến lược 4I (Intention, Issue, Insight và Idea) để người đọc tham khảo.

Ý tưởng: Mấu chốt của quảng cáo sáng tạo

Người dùng không ưa quảng cáo. Một, vì họ không tin quảng cáo. Hai, vì họ không muốn mình bị quảng cáo dắt mũi. Vậy thì làm sao để lên những ý tưởng quảng cáo khiến cho người tiêu dùng biết đó là quảng cáo nhưng vẫn muốn xem?

Đâu là những tiêu chí đánh giá một quảng cáo hay? Theo Quảng cáo không nói láo, chúng ta có thể dùng nguyên tắc BARRIER để chấm điểm quảng cáo của mình, dựa trên các tiêu chí: quảng cáo phù hợp với thương hiệu, giải quyết được vấn đề, có vai trò sản phẩm, thân thuộc với người tiêu dùng, có góc nhìn mới mẻ thú vị, mang tính giải trí và phù hợp các kênh truyền thông.

review-sach-quang-cao-khong-noi-lao-2
Review sách Quảng cáo không nói láo

Và mấu chốt để một quảng cáo tiếp cận được với nhiều người tiêu dùng chính là ở tính năng tự viral của quảng cáo. Người dùng sẽ chẳng tự nhiên view, like hay share 1 quảng cáo vô vị chỉ vì yêu sản phẩm. Vai trò của những người làm quảng cáo là phải tạo ra những quảng cáo hoặc vui vẻ, hoặc ý nghĩa, hoặc giàu tư tưởng với hình ảnh bắt mắt, âm thành sống động để chứng tỏ cái gu của người xem quảng cáo. Có vậy thì khách hàng mới tự động đi quảng cáo cho quảng cáo của chúng ta.

Chuyện nghề: sống sót với ngành quảng cáo

Nói là sống sót thì thật to tát quá. Với Hồ Công Hoài Phương, để sống được với ngành này, chúng ta chỉ cần đọc báo mỗi ngày, ra siêu thị mỗi ngày, xem phim mỗi ngày, đừng đọc sách về quảng cáo mà hãy đọc tiểu thuyết. Thật kì lạ.

Tác giả không yêu cầu chúng ta phải trở thành người làm quảng cáo xuất sắc mà chỉ cần là một người bình thường xuất chúng. Chỉ cần chịu khó dấn thân, dám tiếp xúc với mọi tầng lớp khách hàng, chúng ta sẽ đào sâu và tìm ra được vô vàn ý tưởng thú vị.

Lời kết

Cuốn sách của tôi không phải là cuốn sách với những ý tưởng hoa mỹ, ngôn tình về quảng cáo. Nó là cuốn sách nhìn quảng cáo dưới lăng kính khoa học, dẫu hơi lạnh lùng.

Lý thuyết kết hợp với trải nghiệm, cởi mở kết hợp với bảo thủ, nhạy cảm kết hợp với quyết đoán. Đó là những gì người ta nói về cuốn Quảng cáo không nói láo của Võ Công Hoài Phương.

Hãy đọc cuốn Quảng cáo không nói láo, để hiểu và biết cách tạo ra những quảng cáo chân chính nhưng vẫn thật lôi cuốn người xem.

Sách hay nên đọc: Review sách: Linh hồn của quảng cáo – học cách tạo ra những quảng cáo sống động như có linh hồn

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây