Review Sách Ngôn Ngữ Của Chúa – Khi Khoa Học Và Tôn Giáo Hòa Làm Một

0
2076
review-sach-ngon-ngu-cua-chua

Tại sao chúng ta có mặt trên cõi đời này?

Chúng ta đến cuộc đời này bằng cách nào?

Đâu là ý nghĩa đích thực của cuộc sống?

Cuốn sách Ngôn Ngữ Của Chúa, với sự kết hợp đồng nhất giữa tôn giáo và khoa học, sẽ cho chúng ta câu trả lời về những bí ẩn xung quanh sự tồn tại và ý nghĩa sự tồn tại của con người trên trái đất. Cuốn sách này được ví như một chuyến đi đầy kinh ngạc của khoa học hiện đại để chứng minh rằng vật lý, hóa học và sinh học đều có thể hòa hợp với đức tin vào Chúa và Kinh Thánh.

Tác giả cuốn Ngôn Ngữ Của Chúa

Ngôn Ngữ Của Chúa là tác phẩm của tiến sĩ khoa học Francis Collins, giám đốc dự án Giải mã gen người. Ông là một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về ADN. Dự án giải mã hơn 3 tỉ ký tự bí ẩn trong một cuốn sách cổ xưa có tên là “Hệ gen người” của một nhóm các nhà khoa học tên tuổi, do Francis đứng đầu đã gây chấn động thế giới. Tổng thống Bill Clinton từng nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là tấm bản đồ quan trọng và kỳ diệu nhất mà nhân lợi từng khám phá”.

Tuy là con người của khoa học, Francis Collins cũng là một người luôn tín thác vào Chúa và Kinh Thánh. Ông tin rằng Chúa coi sóc đến tất cả con người và còn can thiệp vào cuộc sống của chúng ta trong những dịp hiếm hoi. 

review-sach-ngon-ngu-cua-chua
Review sách: Ngôn Ngữ Của Chúa – khi khoa học và tôn giáo hòa làm một

Sách hay nên đọc: Review sách: Phật học Tinh hoa – cánh cổng mở ra những chân lý của đạo Phật

Công ty phát hành Omega Plus
Ngày xuất bản 2019-07-01 00:00:00
Kích thước 16 x 24 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 352

Nội dung sách Ngôn Ngữ Của Chúa

Sách Ngôn Ngữ Của Chúa ghi chép lại hành trình của một người vô thần tới có đức tin. Dùng những chứng cứ khoa học và đức tin vào Chúa, Francis Collin đã chứng minh rằng “đức tin và niềm tin khoa học có thể hòa hợp trong một thế giới quan”.

Sách gồm 3 phần:

I- Sự khác biệt lớn giữa Khoa học và Tôn giáo

1- Từ vô thần tới có Đức tin

2- Cuộc chiến của những quan điểm

II- Những câu hỏi lớn liên quan đến sự tồn tại của con người

3- Những nguồn gốc của Vũ trụ

4- Sự sống trên hành tinh của những con vi trùng và loài người

5- Thành công trong việc giải mã cuốn sách chỉ dẫn của Chúa, Những bài học về hệ gen người

III- Niềm tin vào Khoa học Đức tin vào Chúa

6- Sách Sáng chế – Galileo và Darwin

7- Lựa chọn 1: Chủ nghĩa vô thần và thuyết bất khả tri (khi khoa học chiến thắng tôn giáo)

Trong cuốn Ngôn Ngữ Của Chúa, ông đề cập đến những mâu thuẫn giữa cộng đồng khoa học và tôn giáo. Ông cũng thẳng thắn chỉ ra những vấn đề tôn giáo sai lệch nhưng luôn kêu gọi cộng đồng khoa học không được tự phụ với sức mạnh của những phát kiến mà bỏ qua niềm tin tôn giáo. 

Với chủ trương hòa hợp khoa học và tôn giáo, tác giả đưa ra những con đường khác nhau giúp người đọc nghiên cứu sâu sắc hơn về các vấn đề này:

– Chủ nghĩa vô thần và thuyết bất khả tri: những người không theo tôn giáo, lảng tránh và không đi tìm sự thật

– Sáng tạo luận: có niềm tin tuyệt đối vào Chúa, cho rằng Thiên Chúa là đấng tối cao tạo ra con người và vạn vật, phủ định khoa học và thuyết tiến hóa

– Thiết kế thông minh: cho rằng tồn tại một đấng tạo dựng, tạo ra muôn loài theo hướng tối ưu và không thể tối giản hơn được

– Lời sinh sự sống: cho rằng tiến hóa là có thật nhưng được chỉ dẫn từ một đấng tối cao

review-sach-ngon-ngu-cua-chua-2
Review sách: Ngôn Ngữ Của Chúa – khi khoa học và tôn giáo hòa làm một

Sách hay nên đọc: Review sách: Lược Sử Tôn Giáo – sự hình thành và phát triển của các tôn giáo trên thế giới

Trích dẫn hay từ sách Ngôn Ngữ Của Chúa

“Nếu như những người ngoại đạo thấy một con chiên đưa ra những nhận định sai lầm trong một lĩnh vực mà bản thân họ biết rất rõ và họ lắng nghe người đó duy trì những quan điểm ngốc nghếch về kinh sách, họ sẽ phải tin thế nào vào những cuốn sách và những vấn đề có liên quan đến phục sinh, niềm hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng và vương quốc của thiên đường khi họ nghĩ rằng những trang sách đó tràn ngập những điều dối trá về hiện thực mà bản thân họ đã học được thông qua trải nghiệm dưới ánh sáng của lập luận?”

“Nhưng, ở đây, khoa học không phải hứng chịu nhiều tổn thất nhất. Sáng tạo luận vì một thế giới mới thậm chí còn gây nhiều tổn hại hơn tới tôn giáo bằng việc đòi hỏi niềm tin vào Chúa phải đồng nhất với những quan niệm sai lầm cơ bản về thế giới tự nhiên.

review-sach-ngon-ngu-cua-chua-3
Review sách: Ngôn Ngữ Của Chúa – khi khoa học và tôn giáo hòa làm một

Các thanh niên được nuôi nấng trong các gia đình và nhà thờ, những nơi theo Sáng tạo luận, sớm hay muộn cũng sẽ phải đối mặt với những bằng chứng khoa học lấn át chứng minh cho sự tồn tại của một vũ trụ cổ xưa, cũng như mối liên hệ của tất cả các sinh vật sống thông qua quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Họ phải đối mặt với một lựa chọn khủng khiếp và không cần thiết biết bao!”

(Trích “Ngôn Ngữ Của Chúa”)

Lời kết

Albert Einstein từng nói: “Khoa học mà thiếu tôn giáo thì khập khiễng. Tôn giáo mà không có khoa học thì mù quáng”.

Hay như nhà khoa học Vetra nhận định trong cuốn Thiên Thần Và Ác Quỷ, rằng tôn giáo hay khoa học thì cũng vì một mục đích chung là tìm ra chân lý mà thôi.

Hãy đọc cuốn sách Ngôn Ngữ Của Chúa để có một góc nhìn hài hòa giữa tôn giáo và khoa học về sự sống của con người trên cõi đời này.

Sách hay nên đọc: Review sách: Mật Mã Sự Sống – những câu hỏi đã có lời giải đáp

Cảm Nhận Của Độc Giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây