Ngọc Sáng Trong Hoa Sen là cuốn sách vô cùng giá trị về văn hóa phương Đông, được dùng làm tài liệu tham khảo tại nhiều trường đại học vì những kiến thức phong phú.
Sách nói về cuộc du hành của tác giả John Bloffeld tại châu Á. Những văn hóa, tôn giáo của phương Đông được tác giả chia sẻ chi tiết trong cuốn hồi ký này.
Mục Lục
Tác giả sách Ngọc Sáng Trong Hoa Sen
Ngọc Sáng Trong Hoa Sen là tác phẩm của John Blofed – một học giả người Anh nhưng có nhiều năm sống tại Trung Hoa, Tây Tạng, Ấn Độ và Thái Lan.
Khi Cách mạng Văn hóa bùng nổ, Hồng vệ binh đốt sách vở, phá đền miếu và hủy hoại những giá trị truyền thông của phương Đông, John đã âm thầm sưu tầm và phiên dịch lại các tác phẩm của Trung Hoa sang Anh ngữ để lưu lại những giá trị này cho người Trung Hoa lưu vong. Tuy là một người châu Âu nhưng John Blofed lại tha thiết bảo tồn những giá trị truyền thống của châu Á.
Sách Ngọc Sáng Trong Hoa Sen được chuyển ngữ bởi dịch giả Nguyên Phong. Bên cạnh vai trò một nhà khoa học, ông còn là dịch giả của rất nhiều tựa sách văn hóa và tâm linh nổi tiếng khác, tiêu biểu là cuốn Hành trình về phương Đông.
Sách hay nên đọc: Review sách: Trò Chuyện Với Vĩ Nhân – bài học từ những tư tưởng vĩ đại trên thế giới
Công ty phát hành | First News – Trí Việt |
Ngày xuất bản | 2020-11-15 00:00:00 |
Kích thước | 14.5 x 20.5 cm |
Dịch Giả | John Blofeld |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 368 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
Nội dung sách Ngọc Sáng Trong Hoa Sen
Cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen gồm 9 chương:
Chương 1: Mộng và thực
Chương 2: Tứ hải giai huynh đệ
Chương 3: Hổ cốt tửu và Thanh trúc địch
Chương 4: Nhẹ bước tiêu dao
Chương 5: Bắc Kinh
Chương 6: Ngũ đài sơn
Chương 7: Biển khổ
Chương 8: Buổi giao thời
Chương 9: Vầng dương tỏa rạng
Lí do của cuộc hành trình
Xuất thân trong một gia đình trung lưu tại Luân Đôn, cha là một thương nhân, John được một vú em nuôi nấng vì mẹ sớm qua đời. Ngay từ khi còn nhỏ, John đã có những giấc mơ và những tưởng tượng kỳ lạ về thế giới.
Thấy một pho tượng Phật, cậu bé John nhất định đòi mua về nhà, lập am tờ cúng mặc dù đó không phải tôn giáo của gia đình cậu. Dù là một sinh viên Cambridge, John bỏ nhà đi Hongkong và tham gia vào thế giới mênh mông, sâu thẳm của văn hóa.
Luôn giữ cho mình một tư duy trung lập, hay nghi ngờ và đặt câu hỏi về mọi hiện tượng trong đời sống, John đã lấy tên Phúng Minh Đạo, ăn ở như một người Hoa để tìm hiểu về minh triết phương Đông.
Sách hay nên đọc: Review sách: Trái Tim Thông Tuệ – Ứng dụng tâm lý học Phật giáo để tự chữa lành
Những câu hỏi chưa được giải đáp
Tới Hongkong, Trung Quốc, John có duyên nhận được sự dìu dắt của rất nhiều bậc tri thức, cao tăng người Hoa. Ông được giáo hóa, làm lễ nhưng vẫn chưa thực sự thỏa mãn với những điều mình được nghe bởi bản tính thích tìm hiểu đến cùng tận của những bộ óc phương Tây.
Sau khi vào lục địa Trung Quốc thăm những thắng tích Phật giáo cổ xưa, chứng kiến những biến cố lịch sử khi Nhật chiếm đóng Trung Quôc, John có cơ hội hành trì Phật giáo nhưng ông vẫn không chú tâm. Ông thử Thiên tông, Tinh Độ tông, Nam Tông, Mật Tông rồi tham khảo cả những tín ngưỡng, tôn giáo khác nhưng vẫn không hài lòng. Sau khi những người tri kỷ lương thiện, tốt bụng của ông phải ra đi trong khổ cực, ông hoàn toàn mất niềm tin vào tâm linh.
“Giai đoạn đen tối đã qua. Con sẽ thấy nó không phải là hậu quả của những việc con đã làm mà chỉ là một giai đoạn, một dấu hiệu báo trước về những điều tốt đẹp sắp xảy đến. Đừng vì quá bi quan mà quên rằng con người có khả năng tự giải thoát mình ra khỏi các phiền não khổ đau của đời sống.
Đừng vì quá quan tâm đến những việc nhỏ mọn mà quên phóng tầm mắt lên những điều cao thượng. Đừng để cho những ánh đèn chập chờn của đô thị làm chóa mắt mà quên đi vẻ đẹp tuyệt vời của vầng trăng sáng. Hãy kiên nhẫn tiếp tục con đường đã đi và đặt niềm tin rằng con sẽ không đi con đường đó một mình.”
Thiên duyên gặp gỡ Lạt Ma
Sách Ngọc Sáng Trong Hoa Sen kể rằng, chỉ tới khi đặt chân tới Ấn Độ, tham gia vào chương trình Phật Đản của BBC, có được thiện duyên gặp gỡ lạt ma Govinda, được ngài chỉ dẫn và nói toang những điều sâu kín như một tiếng sét thì John mới chấn động.
“Người ta không thể đi tìm như thế mãi được mà phải biết đào sâu vào bên trong để biết thực sự muốn gì”
Vì quá quan trọng vào lý thuyết mà John lúc ấy đã quên mất cái thực tế của Đạo Phật là giúp chúng sinh thoát khổ. Tuy John có kiến thức vững vàng, được nhiều danh sư chỉ dẫn nhưng đó chỉ là lý thuyết từ chương. Mấu chốt ở đây là phải tìm một hạnh nguyện hợp với mình rồi chuyên cần tu hành thì mới tới đích. Thuận duyên chưa hẳn đã là điều tốt, có khi nghịch cảnh mới cho chúng ta điều kiện để tiến tu.
“Anh phải biết rằng mặc dù có hàng trăm, hàng ngàn con đường khác nhau, nhưng con đường mà ta chỉ dẫn cho anh đã đầy đủ rồi, anh hãy chuyên tâm đi từ đầu đến cuối. Đừng như con vượn hết chuyền cành này lại sang cành khác, đừng đuổi theo những vọng tưởng của tri thức mà thay đổi những con đường khác nhau rồi quên đi mục đích chính của cuộc hành trình”
Cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen kể lại quá trình tìm đạo và giác ngộ của John Blofeld. Nhờ quá trình ấy mà từ một kẻ ưa lý sự, tác giả đã tìm được những chân lý cuộc đời, được tiếp xúc với những vị chân sư để mở ra những giáo lý Phật giáo sáng suốt soi tỏ.
Lời kết
Trong cuộc hành trình tìm chân lý của chính tác giả, John Blofeld đã ngộ ra được những bài học đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông. Đọc cuốn sách Ngọc Sáng Trong Hoa Sen để khám phá văn hóa phương Đông và con đường tu tâm dưỡng tính.
Sách hay nên đọc: Review sách: Muốn An Được An – tìm bình an, hãy tìm ở trong tâm