Là một trong những tập đoàn lớn nhất Nhật Bản, góp phần đưa đất nước này trở thành con rồng châu Á và vươn mình ra toàn thế giới, tập đoàn Toyota có những bài học kinh nghiệm đáng để cho chúng ta học tập, nghiên cứu và áp dụng vào cuộc sống, kinh doanh.
Đọc cuốn sách Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota để nắm được những bí quyết thành công của doanh nghiệp hàng đầu thế giới này.
Mục Lục
Tác giả sách Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota
Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota là cuốn sách của tác giả Yoshihito Wakamatsu. Ông là cựu nhân viên tại Toyota, tác giả này cũng nổi tiếng với nhiều cuốn sách chia sẻ về chủ đề Kaizen trong doanh nghiệp và cuộc sống.
Ông cùng với tác giả Taiichi Ohno đã đóng vai trò lớn trong việc cải tiến và phổ biến phương thức sản xuất Toyota.
Sách hay nên đọc: Review sách Kỹ năng mềm dành cho nhà quản lý – Muốn làm một nhà lãnh đạo giỏi bạn cần gì?
Công ty phát hành | NXB Phụ Nữ Việt Nam |
Ngày xuất bản | 2017-03-30 00:00:00 |
Kích thước | 14.8 x 23 cm |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 146 |
Nội dung sách Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota
Cuốn Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota gồm 4 phần, chia sẻ bộ phương pháp Kaizen mà tập đoàn Toyota áp dụng vào sản xuất, kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Các chương sách Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota:
Chương 1: ĐIỂM MẤU CHỐT KHI “LOẠI BỎ LÃNG PHÍ” ĐỂ KAIZEN CÔNG VIỆC
- Moda là gì? Loại bỏ tất cả các thao tác không mang lại giá trị
- Nguyên nhân cốt lõi nằm ở đâu? Nếu chỉ giải quyết bề nổi thì
vấn đề thực Sự vẫn chưa được giải quyết
- Nghiêm cấm tìm kiếm đồ vật – Hãy vứt bỏ nếu bạn thấy không cần thiết
- Đừng để phải đổ mồ hôi – Hãy tìm kiếm một cách làm nhẹ nhàng hơn
- Chịu đựng sẽ khiến bạn dần cảm thấy chán ghét công việc –
Công việc sẽ thấy vui vẻ hơn khi tìm ra cách làm tốt hơn.
- Đừng để bị ràng buộc bởi quy định và tiền lệ – Hãy giữ thái độ nghi ngờ
với những quy định và thường thức
- Đừng chỉ làm công việc giống người khác – Năng lực cạnh tranh tỷ lệ thuận với mức độ đầu tư của bạn
- Thay đi tốt và thay đổi tối – Hãy xác định rõ những thứ tuyệt đối
không được thay đổi
- Khi thành công là lúc cần suy nghĩ về nguy Cơ – Khi kinh doanh có lợi nhuận là lúc cần thử sức
Tổng kết 1: “Tự (lao) động hóa” – Hệ thống sản xuất mang trí tuệ của con người
Sách hay nên đọc: Review sách 6 thói quen làm việc hiệu quả – Kỹ năng giúp bạn thành công vượt trội
CHƯƠNG 2: THAY ĐỔI TƯ DUY ĐỂ KAIZEN BẢN THÂN
- Nếu nhận ra điều gì hãy bắt tay làm ngay điều đó – tay chân đi trước mồm miệng là điều rất quan trọng
- Hãy tự mình tìm câu trả lời, đừng vội đưa câu trả lời – hãy tập cho cấp dưới cách suy nghĩ
- Nâng cao ý thức quan trọng hơn nâng cao kiến thức – đừng đọc sách giáo khoa, hãy đọc “thực tế”
- Thử đặt mình vào hoàn cảnh khó khăn hơn – Trí tuệ được sinh ra khi đối diện với khó khăn
- Thất bại cũng được, hãy thay đổi đi – Hãy đương đầu thử sức trƯỚC, hậu thuẫn sẽ theo sau
- Lỗi nhỏ cũng đừng bỏ qua, nếu không tin rằng “Mình có thể làm được” thì chẳng thể phát huy trí tuệ
- Hãy xuống hiện trường ngay khi có vấn đề xảy ra, tin vào mắt mình hơn tin vào dữ liệu
- “Chưa Có ý tưởng Kaizen?” – Hãy quan sát Công xưởng dưới góc nhìn của nhân viên mới, Kaizen sẽ được thúc đẩy
- Đừng dễ dàng nói “Tôi đã hiểu rồi” – Hãy làm thử rồi hãy kết luận
- Hãy làm việc của ngày mai trong hôm nay – Tích lũy những cố gắng nhỏ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.
- Nếu chỉ nói thì không tiến triển gì được – Làm mẫu là cách thuyết phục tốt nhất
Tổng kết 2: Just in time là kĩ thuật nâng cao năng suất tầm cỡ thế giới được sinh ra tại Nhật Bản
Chương 3: “TRỰC QUAN HÓA” ĐỂ KAIZEN TỔ CHỨC
- Công đoạn trước là ân nhân, công đoạn sau là khách hàng – Lắng nghe là khởi đầu của một Kaizen tốt
- Chú ý năng suất tổng thể hơn là năng suất từng bộ phận – Đứng cao hơn 2 bậc để xem xét vấn đề
- Mở rộng kinh nghiệm thành công sang cả những bộ phận khác – Thông tin cần chia sẻ trong toàn bộ Công ty
- Không phải là “Tất cả Cùng tham gia” mà là “Tất cả cùng lên kế hoạch” – Kaizen không phải là công việc của từng cá nhân
- Còn tồn tại vấn đề thì còn phải Kaizen – Tốt nghiệp khỏi suy nghĩ “Có cần thiết phải làm đến mức đó không?”
- Hãy phối hợp Kaizen Cùng Công ty khác – Đây là cách suy nghĩ của người biết hợp tác?
- Hãy trực quan hóa vấn đề – Chưa thấy vấn đề thì không thể đưa ra sáng kiến
- Chỉ dùng quyền lực sẽ không lay chuyển được người khác – Hãy dốc sức giải thích và thuyết phục họ
- Nên nới lỏng tiêu chuẩn tác nghiệp một chút để mọi người có thể đưa thêm ý tưởng.
- Đừng khen ngợi bằng tiền, hãy khen bằng cả trái tim để khơi nguồn ý tưởng
- Tư duy theo Công bố sẽ gặp giới hạn – Tư duy theo Sức mạnh con người sẽ không tồn tại giới hạn
- Khi xảy ra vấn đề, hãy tìm nguyên nhân thay vì truy cứu trách nhiệm.
Tổng kết 3: Phương thức sản xuất của Toyota: “Kỹ thuật trong mơ của Nhật Bản, một đất nước hoàn toàn không có tài nguyên”
Chương 4: “XOAY VÒNG KAIZEN HIỆU QUẢ” ĐỂ CẢI THIỆN TƯƠNG LAI
- Liên tục Kaizen lại những điểm đã từng Kaizen – Phát triển không ngừng với suy nghĩ “Có cách nào làm tốt hơn không?”
- Phòng bệnh hơn chữa bệnh – Thói quen dọn dẹp hằng ngày quan trọng hơn việc tổng vệ sinh
- Đột phá là kết quả tích lũy nhiều Kaizen
- Kaizen để làm gì? Kaizen chính là đào tạo những con người có thể đóng góp trí tuệ
- Bắt đầu từ Kaizen nhỏ sẽ tiến hành Kaizen lớn – Kaizen từng bước sẽ nhanh hơn so với Kaizen vội vàng
- Hãy dành thêm thời gian khi quyết định – Sau khi bắt đầu tăng tốc cũng chưa muộn
- Đừng có tạo ra những chiếc “hộp đen” – Hãy cố gắng giải quyết trong nội bộ Công ty
- Đích đến của Kaizen là làm công việc hiện tại của mình trở thành không cần thiết
Hiểu về Kaizen
Kaizen là một thuật ngữ của người Nhật, mang ý nghĩa “thay đổi để tốt hơn”. Kaizen không chú trọng vào những khẩu hiệu hùng hồn, những chiến lược tầm cỡ mà bắt nguồn với những cải tiến nhỏ, để ý nhỏ. Điều quan trọng alf cải tiến liên tục, cải tiến mỗi ngày mỗi giờ để vượt qua khó khăn, hoàn thiện hơn nữa để đạt tới quy trình tối ưu nhất.
Việc liên tục tư duy, hướng tới cái tốt hơn nữa giúp cho nhân viên trong công ty liên tục vượt qua giới hạn bản thân, nâng cao trí tuệ con người và những bài học thành công đó sẽ trở thành tài sản chung của công ty, được duy trì và phát huy qua nhiều thế hệ nhân sự.
Tại Toyota, trung bình mỗi năm có 500 000 phương án Kaizen được đề xuất và duy trì liên tục từ năm 1950 đến nay. Có thể nói, sự phát triển không ngừng nghỉ của Toyota một phần lớn đã xuất phát từ những phương án Kaizen này. Hàng triệu cải tiến nhỏ, trí tuệ nhỏ tập hợp lại đã tạo ra sức mạnh vĩ đại cho tập đoàn Toyota.
Nhận xét về cuốn Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota
Sách Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota được phân chia bố cục rất rõ ràng, lập luận sắc bén đi kèm với những minh họa dễ hiểu đến từ họa sĩ Kubo Hisao.
Đây là một cuốn sách dễ đọc dễ hiểu, ngay cả với những người chưa có khái niệm nào về Kaizen. Nếu mỗi cá nhân luôn ý thức về việc cải tiến, liên tục đặt câu hỏi làm sao để tốt hơn, có thể cải tiến thêm được nữa không thì cả một tập đoàn sẽ phát triển không ngừng, không bị trì trệ mà luôn đầy ắp những ý tưởng sáng tạo.
Không chỉ áp dụng với doanh nghiệp, Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota còn rất hữu ích với từng cá nhân để phát triển bản thân tốt hơn từng chút, từng chút, mỗi ngày.
Lời kết
Cảm ơn tác giả Yoshihito vì đã chia sẻ những bài học, kinh nghiệm thực tế, hữu ích về quá trình Kaizen. Học đi đôi với hành, đó chính là nguyên tắc cơ bản của phương pháp này. Chính vì vậy, hãy đọc Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota và áp dụng luôn từng bài học nhỏ để tạo ra thành công lớn bạn nhé.
Sách hay nên đọc: Review sách Từ tốt đến vĩ đại – Tốt là kẻ thù của vĩ đại
Cảm Nhận Của Độc Giả