Review Sách Kỹ Năng Lắng Nghe Trong Giao Tiếp – Lắng Nghe Cũng Cần Luyện Tập

0
1732
review-sach-ky-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep
Review sách: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp - lắng nghe cũng cần luyện tập

Loài người được tạo ra chỉ có một cái miệng và hai cái tai, đó là để chúng ta nói ít đi và lắng nghe nhiều hơn. Biết rằng lắng nghe đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày nhưng không phải ai cũng biết cách lắng nghe thế nào cho phải.

Cùng đọc cuốn sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp của tác giả Noriko Hiraki để học cách lắng nghe câu chuyện của những kiểu người khác nhau và thu lượm thêm nhiều mẹo nhỏ thú vị.

Các chương sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Với mục đích cung cấp cho người đọc kỹ năng lắng nghe chuyên sâu để thấu hiểu cảm xúc người đối diện, đặt mình vào vị trí của người khác trên nhiều cương vị khác nhau, cuốn sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp được chia làm 6 chương:

Chương 1 – Để trao đổi một cách hiệu quả trong giao tiếp

Chương 2 – Cách lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc của người khác

Chương 3 – Lắng nghe thông qua thái độ và biểu hiện cảm xúc

Chương 4 – Câu nói thích hợp được sinh ra từ việc “lắng nghe”

Chương 5 – Lắng nghe câu chuyện của những người trên nhiều cương vị khác nhau

Chương 6 – Lắng nghe câu chuyện của những kiểu người khác nhau

review-sach-ky-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep
Review sách: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – lắng nghe cũng cần luyện tập

Bài hay nên đọc: Im lặng và Nói ra – Lúc nào là đúng thời điểm?

Nội dung cuốn Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Chương 1 – Để trao đổi một cách hiệu quả trong giao tiếp

Điều đầu tiên bạn cần nhớ có thể thực sự lắng nghe là đặt suy nghĩ của bản thân sang một bên, tránh cướp lời người khác, hay liên tục đặt ra các câu hỏi chỉ để thỏa mãn tính tò mò của bản thân. Lắng nghe không phải nghe thụ động, chúng ta đặt tâm trí của mình vào câu chuyện của đối phương thì mới hiểu được suy nghĩ của họ. 

Bạn có phải là một người biết lắng nghe hay không? Hãy trả lời 6 câu hỏi liên quan đến thái độ khi giao tiếp để biết mình đang trong trạng thái nào.

Chương 2 – Cách lắng nghe để thấu hiểu cảm xúc của người khác

Chương 2 trong cuốn Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cho chúng ta thấy những thái độ của một người biết lắng nghe. Nếu là người giỏi lắng nghe, bạn sẽ khiến người đối diện cảm thấy dễ chịu, thoải mái, ngay cả khi họ là những người kiệm lời, không biết bắt đầu cuộc hội thoại từ đâu. 

Cuộc nói chuyện của hai người sẽ không trở nên nhàm chán nếu bạn biết cách mở rộng chủ đề, kết nối các phần trong cuộc trò chuyện và vì thế có được sự giao tiếp tự nhiên, liền mạch.

Chương 3 – Lắng nghe thông qua thái độ và biểu hiện cảm xúc

Phần tiếp theo của cuốn sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp chỉ cho ta cách bày tỏ sự lắng nghe sâu sắc của mình. Làm cho đối phương hiểu rằng câu chuyện của họ đang được quan tâm, bản thân họ đang được thừa nhận là cốt lõi của mọi cuộc giao tiếp thành công.

Trái với lắng nghe sâu sắc và tập trung là những thái độ lắng nghe hời hợt, không chịu lắng nghe. Vậy thì bạn nên có ngôn ngữ cơ thể thế nào, hướng mắt vào đâu để hòa hợp với câu chuyện của đối phương? Cùng đọc nhé.

review-sach-ky-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep-2
Review sách: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – lắng nghe cũng cần luyện tập

Sách hay nên đọc: REVIEW SÁCH Hài Hước Một Chút Thế Giới Sẽ Khác Đi – Vũ Khí Thành Công Trong Cuộc Sống

Chương 4 – Câu nói thích hợp được sinh ra từ việc “lắng nghe”

Khi đã khuyến khích đối phương chia sẻ câu chuyện của mình, bạn cần bày tỏ thái độ đồng cảm, thấu hiểu và càng cổ vũ họ chia sẻ nhiều hơn. Một vài tips khen ngợi người đối diện, cách tự nhiên nhất để bày tỏ lòng biết ơn, cách động viên đối phương khi họ cần sự ủng hộ từ phía bạn,.. sẽ rất có ích với chúng ta.

Chương 5 – Lắng nghe câu chuyện của những người trên nhiều cương vị khác nhau

Luôn đặt mình vào vị trí của người đối diện, đó là điều quan trọng cần nhớ khi giao tiếp. Mỗi cá nhân có hoàn cảnh sống, trải nghiệm và tính cách khác nhau. Bạn cần linh hoạt khi giao tiếp với từng cá nhân cụ thể.

Giao tiếp với người lớn sẽ khác với trẻ em. Giao tiếp với sếp sẽ khác với người cùng cấp. Chương 5 này sẽ chỉ cho bạn cách linh hoạt để giao tiếp với từng đối tượng, đồng thời cho ta cách tìm chủ đề trong lần đầu gặp gỡ.

Chương 6 – Lắng nghe câu chuyện của những kiểu người khác nhau

Chương cuối cuốn sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp sẽ giúp chúng ta biến lắng nghe thành một nghệ thuật. Bạn sẽ được cung cấp những cách giao tiếp với người nhút nhát, người nói nhiều, người đang buồn, đang giận hoặc đang mệt mỏi. Những ca khó này đòi hỏi bạn phải có khả năng lắng nghe sâu sắc và khả năng dẫn dắt câu chuyện khéo léo.

Nhận xét về cuốn sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Thực tế, không có quá nhiều cuốn sách viết về kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp. Điểm cộng của cuốn sách này là phân tích chi tiết, tỉ mỉ nhiều trường hợp cụ thể, cung cấp các mẹo giao tiếp hữu ích và có phần minh họa giúp bài học trở nên sinh động hơn.

Tuy vậy, sách có những đoạn lặp lại, hoặc đưa ra những kiến thức phổ thông nên có thể trở thành nhàm chán. Một số khác biệt trong văn hóa giao tiếp giữa Nhật Bản và Việt Nam sẽ khiến sách cung cấp những câu an ủi chưa thực sự phù hợp. 

Tuy vậy, đây vẫn là một cuốn sách đáng đọc bởi kỹ năng mà sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp cung cấp thật sự rất cần thiết trong cuộc sống vội vàng mà con người hiếm khi thực sự lắng nghe nhau.

review-sach-ky-nang-lang-nghe-trong-giao-tiep-3
Review sách: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp – lắng nghe cũng cần luyện tập

Trích dẫn hay từ sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

“Biết lắng nghe là bạn đã giành 50% chiến thắng.”

“Chúng ta không nhìn được suy nghĩ của nhau, do đó muốn nắm bắt và thấu hiểu những gì đối phương nói, chúng ta phải thông qua cơ chế tư duy của họ để nói chuyện.”

“Những người không biết cách lắng nghe, không nắm bắt được chủ đề đối phương đang nói, tuy không phải là người xấu nhưng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp. Nói một cách cực đoan thì họ sẽ không tạo dựng được mối quan hệ với mọi người trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp, thậm chí những việc đơn giản như mua đồ tại cửa hàng cũng trở nên khó khăn với họ. Hơn thế nữa, những người như vậy cũng khó có thể hi vọng rằng mình sẽ có một mối quan hệ thân thiết hay sự đồng cảm sâu sắc với người khác.”

“Mặc dù chỉ có tư vấn viên được nhắc đến nhưng ta có thể dễ dàng nhìn ra tình trạng éo le của những người đảm nhận vai trò lắng nghe trong công việc. Họ sẵn sàng lắng nghe người khác, nhưng số lượng người lắng nghe họ lại nằm trong đoạn từ không đến vô cùng ít.

Tại sao lại như vậy? Họ cũng là người có nhu cầu được thấu hiểu mà, tại sao hầu như họ lại không nhận được điều cơ bản đó? Phải chăng con người đã quá ỷ lại vào họ mà không tự xây dựng cho mình một khả năng lắng nghe để có thể tự mình chia sẻ với những người thân và bạn bè bên cạnh?”

Lời kết

Những mối quan hệ chất lượng được xây dựng từ những cuộc giao tiếp chất lượng. Hãy học cách thực sự lắng nghe, thực sự đặt mình vào câu chuyện của những người xung quanh để thêm thấu hiểu và cảm thông. Đó chính là mục đích cuối cùng của cuốn sách Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp.

Sách hay nên đọc: Review sách Tuổi 20 Sức hút từ kỹ năng giao tiếp – Nghệ thuật giao tiếp dành cho phái nữ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây