Review Sách Đúng Việc – Một Góc Nhìn Về Câu Chuyện Khai Minh

0
1968
review-sach-dung-viec-gian-tu-trung-2
Review sách: Đúng Việc - một góc nhìn về câu chuyện khai minh

Đúng Việc – Giản Tư Trung, cuốn sách được ví như Khuyến Học của Việt Nam bởi những tư duy giáo dục công dân nhưng không hề sáo rỗng. Bàn về làm người, làm dân, làm nghề, làm giáo dục, sách sẽ khơi lên trong bạn những trăn trở, suy tư không ngừng về vai trò của mình với cá nhân, gia đình và đất nước.

Tác giả sách Đúng Việc

Đúng Việc là cuốn sách của Giản Tư Trung – nhà sáng lập Viên nghiên cứu Phát triển Giáo dục IRED. Ông cũng là nhà sáng lập và hiệu trưởng trường Doanh nhân PACE.

Ông Trung từng khởi sự kinh doanh bằng thành lập cơ sở nhựa Chợ Lớn, rồi làm việc trong 3/4 tập đoàn tư vấn lớn nhất thế giới là KMMG, PwC và DTT. 

Hiện thời, ông Trung là ủy viên hội đồng điều hành của Hội Giáo dục So sánh châu Á, nhà nghiên cứu hợp tác của Viện giáo dục Hồng Kong và thành viên của hội Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia Hoa Kỳ.

Vì những đóng góp của ông với ngành giáo dục, Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã vinh danh ông là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu với vai trò Nhà hoạt động giáo dục.

review-sach-dung-viec-gian-tu-trung
Review sách: Đúng Việc – một góc nhìn về câu chuyện khai minh

Sách hay nên đọc: Review sách: Khuyến Học-  học được gì từ câu chuyện khai minh của Nhật Bản

Công ty phát hành Viện Quản lý PACE
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tri Thức

Nội dung sách Đúng Việc

Đúng Việc của Giản Tư Trung được so sánh với Khuyến Học của Yukichi bởi hai tác phẩm có những điểm tương đồng. Đó là khuyến khích tự giáo dục, nêu ra trách nhiệm của con người trong cộng đồng và xã hội, viết về những đề tài to lớn cho độc giả bình dân.

Sách gồm bốn phần chính:

Phần 1: Làm người

  1. Thế nào là con người? Làm người là… làm gì? 
  2. Để làm được “người”, cần có những năng lực nào? 
  3. Làm thế nào để có được “năng lực làm người”?
  4. “Ta là sản phẩm của chính mình”
  5. Thay lời kết về câu chuyện “Làm người” 

Phần 2: Làm dân

Tại sao phải bàn về “làm dân”? 

Làm chủ một công ty và làm chủ một quốc gia 

“Vua chủ”, “dân chủ” và “nhóm chủ” 

Lập pháp, hành pháp và tư pháp 

Mặc định, hiến định và luật định 

“Pháp quyền”, “pháp trị” và “nhân trị” 

“Nô dân”, “thần dân” và “công dân” 

“Dân trí”, “dân quyền” và “dân sinh” 

Làm sao để có được “năng lực làm dân”? 

Phần 3: Làm việc

“Làm việc” cũng là “làm người”!

Quản trị hay cai trị? 

Đầy tớ hay phụ mẫu? 

Doanh nhân, trọc phú hay con buôn 

Trí thức hay trí nô? 

Sử gia hay sử nô 

Nhà báo hay bồi bút / Nhà văn hay văn nô? 

Ca sĩ hay thợ hát; Diễn viên hay thợ diễn…   

Và một số nghề khác 

Phần 4: Làm giáo dục

  1. Nhà trường   
  2. Nhà giáo       
  3. “Nhà mẹ” / Gia đình  
  4. Người học    
  5. Nhà nước    
review-sach-dung-viec-gian-tu-trung-2
Review sách: Đúng Việc – một góc nhìn về câu chuyện khai minh

Sách hay nên đọc: REVIEW SÁCH “20 GIỜ ĐẦU TIÊN” – BÍ QUYẾT HỌC NHANH CHỈ VỚI 20 GIỜ

Phần I của cuốn sách là những câu chuyện thú vị, đi kèm với triết lý của Plato về mục đích sống. Con người hơn loài vật ở chỗ biết phân định đâu là lẽ phải, bằng cách nghe theo tiếng gọi bên trong mỗi con người. Chính vì thế, chúng ta phải sống và chiến đấu vì nó. Để có được sự thức tỉnh từ bên trong, ta cần khai sáng trí óc, thấu hiểu trái tim và nuôi dưỡng văn hóa, tâm hồn.

Khi đã thức tỉnh từ bên trong, ta sẽ trở thành con người tự do đúng nghĩa, biết đâu là phải trái đúng sai, không để bản thân trở thành nô lệ của công danh, bị đồng tiền thao túng hay làm việc cho vừa lòng xã hội.

Ta là sản phẩm của chính ta, là cá nhân độc lập, biết tư duy đúng đắn và góp phần xây dựng xã hội văn minh, vĩ đại.

Phần II Làm dân bàn về những vấn đề phức tạp và mang tầm vĩ mô hơn. Để lẽ phải được thực thi, bên cạnh một cơ chế tự do, chúng ta cần xây dựng một nhà nước có đầy đủ chức năng tam quyền phân lập. 

Phần III Làm nghề đưa ra những phân tích sâu sắc về vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội. Là doanh nhân, trọc phú hay con buôn, là nhà báo hay bồi bút tầm thường. Điều phân biệt vai trò của mỗi cá nhân trong các ngành nghề không phải là số tiền họ kiếm được, mà là những ảnh hưởng họ tạo nên xã hội thông qua công việc của mình.

Để đánh giá một người có phải doanh nhân hay không, người ta cũng không nhìn vào quy mô mà nhìn vào bản chất và cách kiếm tiền của họ. Doanh nhân phải là những người làm nghề kinh doanh đúng nghĩa, và kinh doanh là kiếm tiền bằng cách phụng sự xã hội và không làm hại đến cộng đồng.

Phần IV Làm giáo dục, tác giả bàn bạc đến vai trò của những nhà giáo dục trong xã hội. Họ có thể là bất cứ ai, từ nhà trường, thầy cô đến cha mẹ học sinh. Sách Đúng Việc sẽ giúp ta trả lời câu hỏi: Thế nào là con người? Đâu là đích đến của giáo dục?

Vì công cuộc đổi mới giáo dục chỉ có thể thực sự diễn ra khi mỗi chủ thế giáo dục hiểu rõ công việc của mình, đồng thời biết dành lại quyền vốn có của mình và trả lại quyền cho các chủ thể khác. 

Còn chừng nào mà các chủ thể này chưa đúng việc, mà vẫn lẫn lộn, mơ hồ, ôm đồm, chối bỏ việc của mình hay giành việc của những chủ thể khác thì khi đó, e rằng dù có đổi bao nhiêu thì giáo dục cũng không thể “mới” được.

Nhận xét về cuốn Đúng Việc

Chia ra bốn phần rất hệ thống, logic, cuốn sách Đúng Việc của Giản Tư Trung đã cho chúng ta thấy bức tranh tổng thể, về vai trò của mỗi cá nhân trong cuộc đời chính họ, và vị thế của họ trong mỗi gia đình, quốc gia và xã hội mà họ đang tồn tại.

Là cuốn sách hướng tới đại chúng, tác giả trình bày sách với ngôn ngữ bình dân, không quá phức tạp, ngay cả trong những vấn đề vĩ mô như chính trị, giáo dục. 

Đọc sách, ta có thể cảm nhận được bầu nhiệt huyết và cái tâm sôi sục của một nhà giáo dục muốn mang đến những thay đổi tích cực trong cả xã hội.

Trong sách, tác giả sử dụng nhiều ví dụ được coi là kinh điển, là chân lý. Sẽ gần gũi hơn nữa nếu ông sử dụng những câu chuyện mới mẻ hơn làm tư liệu cho tác phẩm của mình. 

Trích dẫn hay từ cuốn Đúng Việc

“Nhưng oái oăm thay, trong ba phần của con người thì thể xác (phần con) là dễ nuôi nhất và cũng dễ hư nhất, chỉ cần bỏ đói một tí thì nó đã kêu gào lên đòi ăn ngay. Còn trí tuệ và tâm hồn (phần người) thì lại rất ngoan, cho thì nó ăn, không cho thì nó nhịn, nhịn lâu ngày thì nó sẽ chết; thậm chí là nó đã chết mà chính chủ nhân của nó cũng chẳng hề hay biết.”

review-sach-dung-viec-gian-tu-trung-2
Review sách: Đúng Việc – một góc nhìn về câu chuyện khai minh

“Có rất nhiều người làm nghề y, nhưng không phải ai cũng tạo dựng được một “y nghiệp” cho mình, dù có khi người đó là một bác sĩ rất giỏi nghề, thậm chí là rất giàu có và nổi tiếng nhờ tay nghề của mình. Vì một y nghiệp thường được tạo dựng từ những yếu tố sau đây: y đạo, y đức, y lý và y thuật.”

Lời kết

Đọc Đúng Việc giúp ta hiểu ra rằng, căn nguyên của những gì đang diễn ra trong xã hội này, căn nguyên của những vấn đề mà con người ngày nay đang gặp phải đều vì họ đang làm chưa đúng việc của chính bản thân. Đọc sách để giúp ta đứng vững giữa vòng xoáy hỗn mang của cuộc sống, để biết đâu là chân thận mỹ và làm gì để bảo vệ lẽ phải trong cuộc đời.

Sách hay nên đọc:  Review sách: Nguyên Lý Thứ Năm – Nghệ thuật và thực hành tổ chức học tập

Cảm Nhận Của Độc Giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây