Review Sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – Phong Cách Sống Bản Lĩnh Và Bình Thản

0
1736
review-sach-chu-nghia-khac-ky
Review sách: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ - phong cách sống bản lĩnh và bình thản

Những năm gần đây, Chủ Nghĩa Khắc Kỷ bỗng được mọi người quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn. Có người cho nó là một phong cách, có người lại gọi nó trào lưu. Thực tế thì, Chủ Nghĩa Khắc Kỷ không phải một trào lưu mới nổi mà là một triết lý sống đã được áp dụng từ hàng ngàn năm trước.

Đọc cuốn sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ của tác giả William B. Irvine để tìm hiểu gốc rễ của chủ nghĩa này, học được cách áp dụng nó và có một lối sống bản lĩnh, bình thản.

Tác giả cuốn Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ là cuốn sách của tác giả William Braxton Irvine. Ông là giáo sư tâm lý học tại đại học Wright State ở Dayton, Ohio. 

Ngoài việc là tác giả của cuốn Chủ Nghĩa Khắc Kỷ, ông Irvine còn viết bài cho tờ Huffington Post, Salon và tạp chí Time cũng như kênh BBC. 

Giáo sư Irvine có trang website cá nhân, chuyên chia sẻ những bài viết về tâm lý học, triết học và các vấn đề xã hội.

review-sach-chu-nghia-khac-ky
Review sách: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – phong cách sống bản lĩnh và bình thản

Sách hay nên đọc: Review sách “Cách ta nghĩ vẽ đường đời ta đi” – Cuốn sách giúp bạn chiến thắng và làm chủ cuộc sống của chính mình

Công ty phát hành Thái Hà
Ngày xuất bản 2020-02-02 00:00:00
Kích thước 14.5 x 20.5 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 370
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Công Thương

Nội dung cuốn  Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Cuốn Chủ Nghĩa Khắc Kỷ có thể coi là một cuốn sách đại cương về lối sống khắc kỷ. Sách gồm 4 phần, đi từ lịch sử hình thành, phát triển của chủ nghĩa khắc kỷ, đến những hiểu lầm về lối sống này và cách thực hành khắc kỷ vào đời sống hiện đại.

Phần 1: Sự hình thành của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Phần 2: Các kỹ thuật tâm lý của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Phần 3: Lời khuyên của các nhà khắc kỷ

Phần 4: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ trong cuộc sống hiện đại

Sự hình thành của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ là một nhanh của triết học đạo đức, được tạo ra bởi sự kết hợp giữa logic và cách con người nhìn nhận thế giới. Chủ nghĩa này được Zeno khai sinh tại Athens vào đầu thế kỷ 3 trước công nguyên.

Về cơ bản, Chủ Nghĩa Khắc Kỷ cho rằng con người hoàn toàn có thể tìm được hạnh phúc bằng cách chấp nhận mọi thứ đang diễn ra, không để bản thân bị kiểm soát bởi hoàn cảnh, bởi những khát khao hay sợ hãi. Người khắc kỷ sử dụng trí óc của mình để hiểu thế giới này và đối xử với mọi người một cách công bằng, bất thiên vị.

Tuy xuất phát từ Hy Lạp nhưng chủ nghĩa khắc kỷ trong cuốn sách này lại được dẫn chứng bởi các nhà khắc kỷ tiêu biểu của La Mã. Bốn nhân vật Seneca, Mosonius Rufus, Epictetus và Marcus Aurelius đều là những nhà khắc kỷ có đóng góp to lớn cho chủ nghĩa này, hơn là những nhà khắc kỷ Hy Lạp. Họ thực hiện lối sống khắc kỷ một cách thực tế chứ không dừng lại ở suy luận đơn thuần.

review-sach-chu-nghia-khac-ky-2
Review sách: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – phong cách sống bản lĩnh và bình thản

Sách hay nên đọc: Review sách: Cái Dũng Của Thánh Nhân – nghệ thuật sống vững vàng và điềm đạm

Bản chất của khắc kỷ

Nói về cách vận hành của chủ nghĩa khắc kỷ, chúng ta chỉ cần chú ý vào nguyên tắc duy nhất: tập trung vào những thứ bạn có thể kiểm soát. 

Để làm được điều này, trước tiên, bạn cần phân định rạch ròi đâu là thứ nằm trong tầm kiểm soát của mình, và đâu là thứ mình không thể kiểm soát. Làm rõ cho điều này, tác giả đã chia mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta thành 3 phần:

– Những thứ bạn có thể kiểm soát toàn bộ, ví dụ như mục tiêu của bản thân

– Những thứ bạn không thể kiểm soát, ví dụ thời tiết, các yếu tố khách quan

– Những thứ bạn kiểm soát một phần, ví dụ kết quả của một cuộc thi với những đối thủ khác

Vậy thì, thay vì tập trung và lo lắng cho những thứ không thể kiểm soát, hãy hướng sức mạnh và sự chú ý của mình vào những điều nằm trong khả năng kiểm soát của bạn. Biết rằng có những thứ nằm ngoài tầm với, bạn hãy luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Luôn nghĩ rằng mình có thể chết bất cứ lúc nào cũng là một tư duy trong phong cách sống khắc kỷ. Nếu không hiểu rõ về Chủ Nghĩa Khắc Kỷ, nhiều người có thể cho rằng đây là một suy nghĩ bi quan và tiêu cực. Nhưng không, khi nghĩ về cái chết, về việc những người thân thiết có thể rời bỏ ta mà đi bất cứ lúc nào, bạn sẽ sẵn sàng khi những điều không may xảy đến, hoặc biết ơn vì mọi thứ vẫn còn đang tốt đẹp.

Tưởng tượng tiêu cực, nội tại hóa mục tiêu hay giới hạn bản thân chính là những phương cách cụ thể để thực hành Chủ Nghĩa Khắc Kỷ. Theo đuổi triết lý sống này sẽ giúp bạn bớt những khát khao, kỳ vọng hay đau khổ về những gì mình không thể kiểm soát.

Những hiểu lầm về chủ nghĩa khắc kỷ

Có người nghĩ rằng Chủ Nghĩa Khắc Kỷ giống như một loại hành xác, tức người thực hành khắc kỷ bắt bản thân phải sống kham khổ, căm ghét sự giàu khó. Trái lại, có nhiều nhà khắc kỷ lại là những người rất giàu có và quyền lực, điển hình là Seneca.

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ không khuyến khích con người tránh xa tiền bạc, nó chỉ nhắc chúng ta không bị tiền bạc chi phối, không mong cầu những thứ xa hoa để nuông chiều và làm hỏng nhân cách.

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ cũng không bắt chúng ta từ bỏ mọi niềm vui, nó chỉ khuyên ta bình tĩnh, không bị cám dỗ bởi những lạc thú thông thường. 

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ khuyên chúng ta tin vào thuyết vận mệnh, nhưng không phải tin rằng tương lai đã được sắp đặt và chẳng cần phải cố gắng; mà chủ nghĩa này cho rằng những điều xảy ra trong quá khứ là những điều cần thiết phải xảy ra. “Chúng ta nên thể hiện tình yêu thật lòng bên cạnh những người mà vận mệnh đã sắp đặt bên cạnh chúng ta.”

Đoạn trích đáng chú ý trong Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

“Ta sẽ coi khinh vinh hoa phú quý dù cho ta có sở hữu nó hay không, ta không ưu phiền khi nó ngoài tầm tay ta, ta cũng không kiêu hãnh khi nó lấp lánh quanh ta”

Musonius nói rằng: chúng ta sẽ khám phá ra rằng: “Bản chất của con người rất giống với loài ong. Một con ong không thể sống đơn độc: nó sẽ chết nếu bị cô lập”

“Nhờ suy nghĩ một cách có ý thức về sự mất đi của những thứ mà ta sở hữu, ta có thể lấy lại cảm giác trân trọng với chúng, từ đó phục hồi khả năng tận hưởng niềm vui.”

“Suy ngẫm về việc mất đi những người bạn do họ qua đời hoặc có thể là đôi bên tranh cãi dẫn đến bất hòa. Epictetus khuyên rằng mỗi lần nói lời tạm biệt một người bạn ta nên thầm nhắc nhở bản thân rằng đây có thể là lần từ biệt cuối cùng. Nếu làm vậy chúng ta sẽ quý trọng bạn bè của mình hơn…”

Nhận xét về cuốn sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ có thể coi là một sự kết hợp vừa vặn giữa một cuốn sách self-help và một tác phẩm triết học. Không dừng lại ở những lời khuyên bạn cần sống thế nào, sách cho ta cách kết hợp logic, đạo đức và vật lý để sống một cuộc đời bình thản. Bình thản như Seneca, có thể đối mặt và chuyển hóa những lời chế nhạo thành những trò đùa hài hước.

review-sach-chu-nghia-khac-ky-3
Review sách: Chủ Nghĩa Khắc Kỷ – phong cách sống bản lĩnh và bình thản

Biết được những gì mình có thể và không thể kiểm soát, tránh xa những yếu tố và suy nghĩ tiêu cực sẽ giúp bạn hạnh phúc một cách bền vững và đầy trí tuệ. Đó chính là mục đích cuối cùng của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ.

Sách Chủ Nghĩa Khắc Kỷ được chia bố cục rất rõ ràng. Tuy nhiên, vì là một tác phẩm Chủ Nghĩa Khắc Kỷ nên sách sẽ trở nên khó hiểu với một số độc giả. Nội dung ở chương sau cũng bị lặp lại đôi chỗ so với những chương đầu.

Lời kết

Chủ Nghĩa Khắc Kỷ xứng đáng là một cuốn sách được đọc rộng rãi, vì sách hướng tới một lối sống trí tuệ, văn minh và cần thiết trong xã hội hiện đại, trọng vật chất như ngày nay. Thực hành sống khắc kỷ mỗi ngày để nhận ra thêm nhiều giá trị trong cuộc sống và xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp.

Sách hay nên đọc: Review sách: Điều Trái Tim Mách Bảo – nghe theo trái tim để có được hạnh phúc vẹn toàn

Cảm Nhận Của Độc Giả


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây