Review Sách Cái Dũng Của Thánh Nhân – Nghệ Thuật Sống Vững Vàng Và Điềm Đạm

0
2073
review-sach-cai-dung-cua-thanh-nhan

Học giả, tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần đã quá nổi tiếng với các tựa sách nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm sống trên tất cả các khía cạnh. Ông bàn về nghệ thuật sống, cách tự học, thậm chí là cả cách yêu đương. Tất cả các tác phẩm của ông đều khiến người đọc ngả mũ thán phục vì tính sâu sắc và cái nhìn bao quát của tác giả. 

Cái Dũng Của Thánh Nhân không phải một ngoại lệ. Cuốn sách này hướng người đọc xây dựng một bản lĩnh sống bằng cách kiểm soát cảm xúc, giữ trong mình sự điềm đạm – thứ được coi là cái dũng của thánh nhân.

Tác giả cuốn Cái Dũng Của Thánh Nhân

Cái Dũng Của Thánh Nhân là một cuốn sách nổi tiếng của cụ Nguyễn Duy Cần. Cụ sinh ra tại Tiền Giang và là một trong những học giả đáng ngưỡng mộ nhất tại Việt Nam trong những năm 50 – 60 của thế kỷ trước. 

Thu Giang Nguyễn Duy Cần sở hữu số lượng tác phẩm đồ sộ, bao gồm những cái tên vô cùng quen thuộc như Óc sáng suốt, Tôi tự học, Thuật tư tưởng, Thuật yêu đương hay Cái Dũng Của Thánh Nhân. Sách của cụ luôn giàu giá trị, được nghiên cứu cẩn thận và trình bày khoa học nên luôn khiến người đọc kính mến và ngưỡng mộ.

review-sach-cai-dung-cua-thanh-nhan
Review sách: Cái Dũng Của Thánh Nhân

Sách hay nên đọc: Review sách: Óc sáng suốt – Tư duy là một công trình nghệ thuật

Công ty phát hành NXB Trẻ
Ngày xuất bản 2021-07-15 00:00:00
Kích thước 13 x 19 cm
Loại bìa Bìa mềm
Số trang 168
Nhà xuất bản NXB Trẻ

Nội dung cuốn Cái Dũng Của Thánh Nhân

Cái Dũng Của Thánh Nhân kể những câu chuyện, phân tích trước sau để giúp người đọc rèn luyện những tính cách và khí chất của người đời xưa, cụ thể là tính điềm đạm.

Các chương sách Cái Dũng Của Thánh Nhân:

Phần thứ nhất: 

Chương thứ Nhất: CÁI DŨNG CỦA THÁNH NHÂN

Chương thứ Hai: SÚC TÍCH KHÍ LỰC

Chương thứ Ba: THÁI ĐỘ và CỬ CHỈ

Chương thứ Tư: LỄ ĐỘ

Chương thứ Năm: 

  1. ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀN CẢNH
  2. TIẾT ĐIỆU ĐIỀU HÒA

Chương thứ Sáu: PHÒNG SỰ BẤT NGỜ

Phần thứ hai:

Chương thứ Nhất: TINH THẦN ĐỘC LẬP

Chương thứ Hai: TRÁCH NHIỆM

Chương thứ Ba: ÁM THỊ

Chương thứ Tư: ĐỪNG NÓI SAI

Chương thứ Năm: TRÍ TƯỞNG TƯỢNG

Chương thứ Sáu: CÁCH PHÁN ĐOÁN VỀ SỰ ĐỜI

Kết luận

Phụ lục:

– Phương pháp tĩnh tọa của Cương Điền

– Điềm đạm cách ngôn 

Như thế nào là người có dũng?

Theo tác giả, người có dũng không phải người có sức mạnh thể chất vượt trội hay nắm trong tay quyền phép hơn người. 

Người có dũng là người nắm trong tay sức mạnh đương đầu với thách thức, thấy hiểm nguy mà lòng không nao núng, run sợ, tất cả những bản lĩnh ấy gọi gọn trong hai từ “điềm đạm”.

review-sach-cai-dung-cua-thanh-nhan-2
Review sách: Cái Dũng Của Thánh Nhân

Sách hay nên đọc: Review sách: Thuật tư tưởng – Xây dựng bộ óc tư duy theo tinh thần khoa học

Để có được sự điềm đạm như vị thánh nhân (mà tác giả gọi là Cái Dũng Của Thánh Nhân), đầu tiên chúng ta cần hiểu đúng, tiếp đó là liên tục luyện rèn.

Theo tác giả, đức hạnh con người bao gồm hai loại: tư đức và công hạnh. Tư đức là những đặc điểm thuộc về nhân cách riêng của từng cá nhân, ví dụ nhẫn nại, can đảm, quả quyết,… Công hạnh là những đức hạnh tốt của cá nhân với những người xung quanh, với cha mẹ, anh em, bà con, vợ chồng hay xa hơn là chủng tộc và nhân loại.

Điềm đạm chính là tư đức đầu tiên, là cứu cánh của tất cả những tư đức khác. Trong mọi tôn giáo hay luân lý, người ta đều lấy điềm đạm làm căn bản. 

“Điềm đạm, tức là cái tính “như như bất động”, thản nhiên bình tĩnh, “không thể cho ngoại vật động đến tâm của mình”. Người điềm đạm, tức là người đã làm chủ được Tình dục và ý chí của mình. Nói một cách khác, người điềm đạm, tức là người “chủ động”, không “bị động” vì những vật không theo mình nữa.”

Rèn luyện tính điềm đạm

Ở những chương sau của cuốn Cái Dũng Của Thánh Nhân, tác giả đề ra con đường để rèn luyện khả năng làm chủ ý chí, tu luyện tư đức điềm đạm của con người. 

Nguyễn Duy Cần chỉ ra những điều chúng ta nên và không nên làm để xây dựng cho bản thân phong thái chắc chắn, vững vàng trước mọi sự. 

Hãy tập tành bản tính “ham trách nhiệm” ngay từ lúc còn nhỏ để tự tay định đoạt cuộc đời mình, để chủ động trong mọi hành động và tư tưởng, để không bao giờ phải phục tùng theo kẻ khác.

Người điềm đạm phải tự chủ, hữu tâm trong các hành động của mình, nhất định không để bản thân bị ám thị hay thôi miên vì một lẽ gì cả.

Không nói dư, mà nhất là không bao giờ nên nói sai với sự thật. Chỉ có được như thế thì tinh thần ta mới vững vàng, không bị một lực lượng ngoại giới nào lay chuyển được.

Đừng để bản thân tưởng tượng thái quá về các sự vật sự việc trong đời sống. Vì tưởng tượng nhiều nên chúng ta phong cho người khác những đức tính mà tự họ không có, hoặc cho rằng họ lỗi lạc tài ba hơn mình, tưởng là họ khinh bạc, chế nhạo mình nên đâm ra rụt rè, khiếp sợ.

Cách chúng ta phán đoán về cuộc đời cũng quyết định tâm thế của ta trước mọi sự. Không phải tại nơi sự vật xảy đến cho ta, nó làm cho ta vui mừng hay giận dỗi, mà quả quyết là tại sự phán đoán của ta nó làm cho vui mừng hay giận dỗi mà thôi.

Nhận xét về cuốn Cái Dũng Của Thánh Nhân

Lại là một cuốn sách thể hiện con mắt nhìn thấu sự đời của học giả Nguyễn Duy Cần. Giống như mọi cuốn sách khác của ông, cuốn Cái Dũng Của Thánh Nhân vẫn hàm chứa những kiến thức sâu sắc, uyên thâm nhưng vô cùng rộng rãi, đa chiều.

review-sach-cai-dung-cua-thanh-nhan-3
Review sách: Cái Dũng Của Thánh Nhân

Điều hay của sách Nguyễn Duy Cần là ông luôn lập luận đi kèm dẫn chứng cụ thể, Đông Tây kim cổ, tác giả đều sẵn sàng đưa ra làm bằng chứng.

“Cách Socrates xử với người vợ rất hung dữ của ông cũng như thế. Một khi kia, có bạn rủ đi sớm. Bà la lối gầm hét om sòm. Ông vẫn thản nhiên. Khi ông bước ra đi, bà lại đứng trên lầu đổ trút thau nước dơ lên đầu ông… Các bạn ông tỏ dấu bất bình phản đối… Ông cười và bảo: “Thì có gì lạ, hễ trời hết gầm, thì tới mưa”. Ông thản nhiên trở vô thay áo.

Một lần khác, ông mời các bạn dùng cơm tại nhà. Không biết có việc gì, bà vợ bưng cả đồ ăn (ông ăn ròng rau trái) quăng ra ngoài cửa sổ.

Ông cũng như thường, tươi cười bảo: “Thì bà muốn chúng mình ra sân mát mẻ hơn”.

Quá sức tức tối, bà bèn vác chổi ra sân quơ luôn các đồ ông lượm sắp vô mâm, dĩa… Các bạn ông giận đỏ mặt, muốn gây sự. Ông biết trước đã nắm tay áo các ông bạn lại và ôn tồn bảo: “Ví dụ các anh em ta đang ngồi ăn, rủi bị một con gà mái nhảy xổ vào, làm văng cả bát đĩa. Các anh có đi gây sự với nó không?”.

Lời kết

Điềm đạm là đức tính và là bản lĩnh chúng ta rất cần luyện rèn, đặc biệt là trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống của chúng ta được đặt trong guồng vận động liên tục với những con người và sự vật xung quanh. Hãy đọc cuốn Cái Dũng Của Thánh Nhân để bồi đắp cho mình ý chí và sự vững vàng trước mọi biến cố trong cuộc đời.

Sách hay nên đọc: Review sách: Thuật Yêu Đương – đừng nói ái tình không cần đến lý trí

Cảm Nhận Của Độc Giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây