Review Sách Bỉ Vỏ – Tiếng Kêu Xé Lòng Của Người Phụ Nữ Bất Hạnh

0
2485
review-truyen-bi-vo-nguyen-hong

Truyện ngắn Bỉ Vỏ của nhà văn Nguyên Hồng là một tác phẩm tiêu biểu cho dòng văn hiện thực phê phán. Cả câu chuyện là tiếng kêu xé lòng của một phận người hèn mọn, tuy luôn khao khát một cuộc sống lương thiện nhưng bị cuộc đời vùi dập đến tiêu điều.

Tác giả sách Bỉ Vỏ

Bỉ Vỏ là truyện ngắn kinh điển của nhà văn Nguyên Hồng. Nhắc đến Nguyên Hồng, người ta nhớ ngay đến cậu bé mồ côi cha từ sớm và có tuổi thơ ngập tràn những vết cứa bất hạnh. 

Cha Nguyên Hồng làm cai đề lao, sau thất nghiệp, gia cảnh sa sút, lại nghiện ngập và mắc bệnh lao nên phải sống nghèo túng trong tâm trạng kẻ bất đắc chí. Mẹ ông là một người phụ nữ ngoan đạo, tần tảo và giàu đức hy sinh. Dẫu vậy, mẹ của Nguyên Hồng chưa từng được sống hạnh phúc với gia đình nhà chồng. Bản thân tác giả cũng ý thức được, “thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì thương yêu nhau”, và ông chính là kết quả của cuộc hôn nhân gượng gạo ấy.

Tuổi thơ thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu cả tình thương là tư liệu vô giá cho những sáng tác của Nguyên Hồng. Những tác phẩm của ông là bức tranh sống động, tôn trọng hiện thực chứ không hề tô vẽ, kể về thân phận những con người nhỏ bé chìm dưới đáy xã hội.

Ngay từ những tác phẩm đầu tay, Nguyên Hồng đã hướng ngòi bút của mình tới số phận của những con người nghèo khổ với một niềm yêu thương và cảm thông sâu sắc. Phụ nữ nghèo, trẻ em bất hạnh là những nhân vật thường thấy trong các tác phẩm của vị tác giả này bởi họ giống như thân phận của Nguyên Hồng và mẹ từ thuở thơ ấu.

review-truyen-bi-vo-nguyen-hong
Review truyện Bỉ Vỏ


Sách hay nên đọc: Review sách: Tắt Đèn – tìm đâu ra chút ánh sáng leo lét trong những phận đời tối tăm

Công ty phát hành Huy Hoàng Bookstore
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Văn Học

Nội dung truyện ngắn Bỉ Vỏ

Nhân vật chính trong truyện ngắn Bỉ Vỏ là một cô gái quê tên Tám Bính. Vốn là một cô gái hiền lành xinh đẹp, Bính được rất nhiều chàng trai trong làng theo đuổi nhưng cô lại lỡ sa vào những lời tán tỉnh của một anh chàng mặc đồ tây làm quan tham đạc điền.

Bính lỡ si mê chàng trai bảnh bao ấy và hạ sinh một cậu con trai kháu khỉnh. Tiếc thay, bố của đứa bé đã bỏ đi mặc Bính sinh con một mình. 

Vì danh dự của gia đình, ông bà ngoại của đứa bé buộc Bính phải đem con đi bán, với giá 13 đồng. 

Sau khi dứt ruột bán đi đứa con của mình, Bính bỏ xuống Hải Phòng tìm người tình với mong muốn thuyết phục anh ta suy nghĩ lại. Khi lang thang trên các con đường, Bính bị lừa lọc, hãm hiếp rồi bị bán vào tay mụ Tài xế cấu và từ đây, cuộc đời Bính lâm vào cảnh bán trôn nuôi miệng.

Bính được Năm Sài Gòn – một tay giang hồ khét tiếng cứu ra, sống những ngày tháng êm đềm được ít lâu thì Năm bị bắt vào tù. Năm vào tù ra tội, Bính thì bất đắc dĩ trở thành chân chạy vỏ cho dù cô vẫn luôn khao khát cuộc sống bình yên, lương thiện. 

Sau một lần cãi vả, Bính bị Năm Sài Gòn đuổi ra khỏi nhà. Trong cảnh cơ cực, lại nghe tin cha mẹ ở quê gặp khó, Bính nhắm mắt bán mình cho một tên mật thám để lấy tiền cứu cha mẹ. 

Ít lâu sau, Bính phát hiện Năm Sài Gòn – chồng cũ của mình, đang vị bắt bởi chính người chồng hiện tại. Bính giải cứu cho Năm và hai người cùng bỏ đi trốn. Dù trong hoàn cảnh nào thì khát khao được sống một cuộc đời lương thiện vẫn day dứt trong lòng Bính. 

Trên một chuyền tàu nọ, Bính cướp được một đứa trẻ trên mình đeo đầy vòng vàng. Biết được đây là một món hời, Năm ôm theo đứa trẻ nhảy xuống sông để giữ được đứa bé. Năm dùng hết sức lực để bơi vào bờ, đứa nhỏ trong tay Năm vùng vẫy, ngụp lặn rồi chết đi vì không chịu được nước. 

Về đến nhà, Năm mang theo đứa trẻ đã chết, nơi có Bính đang chờ. Đau đớn đến xé lòng khi Bính phát hiện bé trai đó có một vết chàm hình con thạch sùng trên mặt, nó chính là đứa con thất lạc mà Bính đau đáu kiếm tìm bao nhiêu năm nay.

Chưa kịp cắt cơn đau thì tên mật thám – chồng cũ của Bính ập tới và xích tay hai người đưa đi. Truyện kết thúc khi Bính đau đớn quay sang Năm nói ba từ “Thế là hết”.

Hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn Bỉ Vỏ

Trong quãng thời gian Nguyên Hồng sáng tác Bỉ Vỏ, trên văn đàn xuất hiện vô số những tác phẩm nhạt nhòa, mị dân mang tư tưởng lãng mạn tiểu tư sản. Các truyện ngắn ấy là những thước phim giả dối về cuộc sống của giới thương lưu, của những cậu ấm cô chiêu chỉ biết sống trong nhung lụa. 

Xã hội có vẻ yên bình ấy được tô vẽ bởi những nét vẽ điêu tàn, chỉ có những mối tình sớm nở tối tàn, của tình yêu rẻ tiền ở các cặp trai tài gái sắc không hề biết lo lắng cho cuộc sống. 

Ở một thái cực hoàn toàn trái ngược, các nhà văn đương thời dùng ngòi bút của mình gạch đi những bức tranh thêu hoa dệt gấm ấy bằng những câu chuyện thật hơn cả đời thực. Họ khai thác những ngách cùng trong số phận con người. Đó là số phận của những người dân bất hạnh, chịu sự chèn ép của xã hội thực dân nửa phong kiến đấy những hủ tục và quan niệm trái với đạo đức con người.

Nguyên Hồng đã tận dụng triệt để chất liệu của hiện thực để dựng lên những thước phim cay đắng trong cuộc đời cô Bính. Đọc sách, ta mới thấu xã hội ngày xưa đáng căm phẫn biết bao nhiêu.

review-truyen-bi-vo-nguyen-hong-2
Review tiểu thuyết Bỉ Vỏ

Sách hay nên đọc: Review sách: Cánh đồng bất tận – vì đâu một nửa hồn tôi hóa dại khờ

Những quan điểm xoay quanh truyện ngắn Bỉ Vỏ

Đọc Bỉ Vỏ, có người thương, cũng có người trách cô Bính. 

Rằng Bính bị cha mẹ ruồng rẫy là lỗi của xã hội. Bính bị hãm hiếp là lỗi của xã hội. Bính bị bán cho mụ Tài xé cấu cũng là lỗi của xã hội.

Nhưng Bính nhẹ dạ tin theo lời anh chàng bảnh bao thì là lỗi của Bính. Bính theo nghề bỉ vỏ cũng là sự lựa chọn của Bính. Bính bán mình cho tên mật thám cũng là bước đường cô tự quyết định.

Nhưng liệu một cô gái trẻ chưa trải sự đời có thể làm gì hơn trước những ngã rẽ cuộc đời. Đặt mình vào địa vị một cô thiếu nữ còn xanh, ai trong chúng ta dám chắc mình sẽ khôn ngoan hơn để không rơi vào những cạm bẫy cuộc đời.

Nguyên Hồng lên án xã hội nghiệt ngã cũng là để bênh vực cho thân phận bé mọn của người phụ nữ trong xã hội lạc hậu. Dưới ngòi bút của Nguyên Hồng, ông không đi sâu vào hành động tha hóa của những nhân vật lưu mạnh. Tác giả nhìn đời với ánh nhìn thương cảm, vì người ta đi vào con đường lưu manh âu cũng bởi cuộc đời quá bần cùng.

Nguyên Hồng viết Bỉ Vỏ khi ông chưa tròn 20 tuổi. Cái tuổi còn quá trẻ để ngẫm hết những cay đắng trong cuộc đời con người. Dẫu vậy, văn chương của ông vẫn dạt dào tình yêu thương, lòng nhân đạo và cái nhìn vị tha với số kiếp của những người dân nghèo.

review-truyen-bi-vo-nguyen-hong-3
Review tiểu thuyết Bỉ Vỏ

Lời kết

Thứ đặc sắc nhất của Bỉ Vỏ có lẽ là cốt truyện hiếm có. Đã theo dõi câu chuyện này, chúng ta khó mà buông được quyển sách xuống bởi những chi tiết cứ nối đuôi nhau tràn ra. Bất hạnh này nối tiếp bởi cay đắng khác nhưng vì những niềm thương nên người đọc cứ theo mãi không thôi.

Sách hay nên đọc: Review sách: Gió lạnh đầu mùa – số phận con người trong những ngày đông lạnh co ro

Cảm Nhận Của Độc Giả

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây