Review Sách Bàn Về Tự Do – Giới Hạn Nào Cho Tự Do Cá Nhân?

0
1869
review-sach-ban-ve-tu-do
Review sách: Bàn Về Tự Do - giới hạn nào cho tự do cá nhân?

Bàn Về Tự Do xuất bản lần đầu năm 1859, là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của John Stuart Mill, đề cập đến một vấn đề được nhiều người quan tâm và còn tranh luận sôi nổi cho đến ngày nay: đó là quyển của các cá nhân trong mối quan hệ của họ với cộng đồng và xã hội.

Tác giả sách Bàn Về Tự Do

Bàn Về Tự Do là tác phẩm của nhà triết học người Anh John Stuart Mill. Ngoài đam mê với triết học, ông còn là nhà kinh tế chính trị và một công chức. J. S. Mill được ngợi ca là một trong những nhà tư tưởng gây ảnh hưởng nhất lịch sử của chủ nghĩa tự do. Những phân tích của ông có đóng góp lớn cho các lý thuyết xã hội và kinh tế chính trị. Ông được coi là nhà triết học Anh ngữ lớn nhất thế kỷ 19. 

Tư tưởng của Mill về tự do, bảo vệ quyền tự do cá nhân đối lập với mô hình nhà nước vô hạn và kiểm soát xã hội. Là một thành viên của Đảng Tự Do, Mill cũng là thành viên thứ 2 của Quốc hội Anh kêu gọi cho quyền bầu cử của Phụ nữ sau Henry Hunt vào năm 1832.

review-sach-ban-ve-tu-do
Review sách: Bàn Về Tự Do – giới hạn nào cho tự do cá nhân?

Sách hay nên đọc: Review sách: Tự Do Đầu Tiên Và Cuối Cùng – giải phóng bản thân khỏi sự tự trói buộc

Công ty phát hành VIỆN GIÁO DỤC IRED
Ngày xuất bản 2021-03-15 00:00:00
Kích thước 14 x 21 cm
Dịch Giả Nguyễn Văn Trọng
Loại bìa Bìa gập
Số trang 208
Nhà xuất bản Nhà Xuất Bản Tổng hợp TP.HCM

Nội dung sách Bàn Về Tự Do

Trong cuốn Bàn Về Tự Do, Mill bàn về chuyên chế và tự do cá nhân, thảo luận về bản chất và những giới hạn quyền lực có thể được xã hội đặt lên từng cá nhân.

Về cơ bản, sách đưa ra những nội dung chính sau:

– Bản thân nền dân chủ không thể bảo vệ tự do cá nhân. Khi chính phủ được bầu ra một cách dân chủ và hoạt động có trách nhiệm thì vẫn cần phải giới hạn sức mạnh của xã hội và chính phủ.

– Xã hội nào dựa vào các nguyên tắc lý tính mới có thể đảm bảo được tự do cá nhân. 

– Tự do cá nhân có thể giúp con người phát triển năng lực trí tuệ và đạo đức. Xã hội tôn trọng tự do cá nhân sẽ tạo ra sự đa dạng, tạo nên một môi trường mà mọi người có thể học hỏi lẫn nhau, kết hợp những điểm mạnh của mình lại và giúp cả nhân loại cùng tiến bộ.

– Mỗi cá nhân nên có quyền tự do làm điều họ muốn. Một người có thể thuyết phục người khác đi theo niềm tin của họ, nhưng xã hội không thể dùng luật pháp để áp đặt

– Chúng ta chỉ có thể can thiệp vào quyền tự do của một người với mục đích ngăn cản sự nguy hạ của người đó lên những người khác

– Xã hội cần có những đánh giá kĩ càng để biết cái gì là nguy hại và hạn chế tự do của người khác. 

– Giới hạn tự do tư tưởng và ngôn luận được coi là tội ác chống lại loài người vì nó ngăn cản loài người khám phá những sự thật. Không phải chỉ những ý kiến “đúng” mới cần được bảo vệ. Ngay cả khi những ý kiến ấy không đúng hoàn toàn, nó vẫn có giá trị cho xã hội.

– Nếu triệt tiêu quyền tự do tư tưởng của con người, niềm tin đạo đức của chúng ta sẽ trở thành thứ giáo điều. Nếu muốn theo đuổi sự thật, chúng ta phải chấp nhận việc đối mặt với những ý kiến bất đồng. Những ý kiến trái chiều là tác nhân khiến xã hội phải suy nghĩ lại về những niềm tin phổ biến, đã ăn sâu bám rễ vào tư tưởng của mình.

Tóm lại, mỗi người cần được tự do mưu cầu hạnh phúc của mình, miễn là ta không mưu toan xâm phạm đến hạnh phúc của người khác hoặc cản trở những nỗ lực đạt được hạnh phúc của người khác.

review-sach-ban-ve-tu-do
Review sách: Bàn Về Tự Do – giới hạn nào cho tự do cá nhân?

Sách hay nên đọc: Review sách Con đường tự do tài chính – Giàu có là quyền của bạn

Trích dẫn trong cuốn Bàn Về Tự Do

“Người nào để cho thế giới, hay một bộ phận của thế giới, chọn lựa kế hoạch sống cho anh ta, thì người đó không cần có năng lực nào khác hơn năng lực bắt chước của giống khỉ.

Thế nhưng những con người khác nhau cũng đòi hỏi các điều kiện khác nhau cho sự phát triển tinh thần của họ, họ không thể nào tồn tại một cách lành mạnh trong cùng một thứ đạo đức, giống như mọi thứ cỏ cây khác nhau có thể chung một điều kiện vật lý, khí quyển và khí hậu.

Cùng một thứ đối với người này thì vun đắp bản chất cao cả hơn lên, nhưng đối với người kia lại là thứ cản trở. Cùng Một lối sống, đối với người này là phấn khởi lành mạnh, phát huy được mọi khả năng hoạt động và đem lại niềm vui tột độ, trong khi đối với người khác nó lại như nó lại như một gánh nặng khổ sở, làm ngưng trệ và đè nát tất cả cuộc sống nội tâm.”

“Trí xét đoán tỉnh táo hoạt động của con người không cảm thấy buộc phải phẫn nộ chỉ vì những người bắt ta nhìn ra chân lý mà ta bỏ sót, chính họ lại bỏ sót những chân lý mà ta nhìn thấy.

Bất cứ ý kiến nào nếu chứa đựng chút ít chân lý mà ý kiến chung bỏ qua cũng đều đáng quý, dù có bị pha trộn với bao nhiêu sai sót lầm lẫn.”

Nhận xét về cuốn sách Bàn Về Tự Do

Bàn Về Tự Do không phải một cuốn sách dễ đọc, tuy sách được trình bày khá ngắn gọn. Những tư tưởng trong sách được khái quát hóa, đòi hỏi người đọc phải có một nền tảng triết học nhất định, dành thời gian nghiền ngẫm và phân tích các quan điểm đưa ra để có được cái nhìn thấu đáo và toàn diện nhất.

review-sach-ban-ve-tu-do-3
Review sách: Bàn Về Tự Do – giới hạn nào cho tự do cá nhân?

Với khả năng lập luận sắc bén, J.S.Mill đã xây dựng tác phẩm Bàn Về Tự Do với cấu trúc chặt chẽ, trực tiếp đối diện, phân tích, mổ xẻ những ý kiến phản biện với luận điểm của mình. 

Dù ra đời cách đây hơn 150 năm, cuốn Bàn Về Tự Do vẫn còn giữ nguyên giá trị lịch sử và triết học của mình. Sách được củng cố bởi những thông tin lịch sử đương đại có giá trị và mang tính chân lý.

Lời kết

Với những thay đổi liên tục trong quan niệm văn hóa, xã hội, những cuộc tranh luận về tự do sẽ còn diễn ra sôi nổi và mang đến nhiều ý kiến đối lập. Đọc cuốn sách Bàn Về Tự Do để có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và bản chất về tự do cá nhân và quyền con người.

Sách hay nên đọc: Review sách: Bạn chỉ tưởng là mình đang rất cố gắng – Đừng tự lừa dối chính mình

Cảm Nhận Của Độc Giả


BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây