Review Sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội – Hiểu Để Dũng Cảm Đối Mặt

0
1759
review-sach-am-anh-so-xa-hoi
Review Sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Ám Ảnh Sợ Xã Hội – một khái niệm lạ lẫm về mặt ngôn từ nhưng thực tế lại rất phổ biến trong thời đại ngày nay. Bạn ngại giao tiếp, thích ở một mình, thấy căng thẳng thì phải bắt chuyện với người lạ,… những dấu hiệu trên rất có thể cho thấy bạn đang mắc hội chứng Ám Ảnh Sợ Xã Hội đó.

Đọc cuốn sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội của nhà văn Lý Thế Cường để hiểu thêm rồi chọn cách bỏ chạy hay đối mặt với hội chứng tâm lý này nhé.

Nội dung sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Dấu hiệu của những người mắc Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Nghe tên thì lạ, nhưng rất có thể bạn cũng đang có những biểu hiện của hội chứng này:

  • Người Ám Ảnh Sợ Xã Hội kỳ thực cũng muốn giao tiếp với những người xung quanh, nhưng họ luôn lo lắng khi phải ở cạnh hoặc bắt chuyện với người khác
  • Cảm thấy bối rối khi xuất hiện trước mặt người khác, quá để ý đến hình ảnh và hành động của bản thân
  • Nếu phải tham gia sự kiện có đông người tham dự thì lo lắng, bồn chồn trước cả nhiều ngày
  • Cảm thấy không thoải mái, lo lắng, sợ hãi thậm chí đau bụng khi ở chỗ đông người
  • Khó kết bạn, làm quen và duy trì mối quan hệ bạn bè với người mới
review-sach-am-anh-so-xa-hoi
Review Sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Sách hay nên đọc: Review sách: Phải Trái Đúng Sai – đâu là công lý trong một xã hội phức tạp

Nguyên nhân của hội chứng Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Nếu đã thấy những triệu chứng kia “quen quen”, thì cũng đi tìm nguyên nhân tại sao chúng ta lại mắc phải hội chứng Ám Ảnh Sợ Xã Hội nhé.

Có hai nguyên nhân chính gây nên hội chứng Ám Ảnh Sợ Xã Hội. 

Thứ nhất, nếu gia đình bạn có người đã từng mắc hội chứng này thì việc bạn “thừa hưởng” nó cũng là điều dễ hiểu. 

Thứ hai, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra nhiều vùng trong não bộ có liên quan đến những cảm xúc sợ hãi và lo lắng. Khi gặp những căng thẳng từ môi trường xung quanh, não chúng ta sẽ hoạt động theo chiều hướng chủ quan như vậy.

Thống kê cho thấy, có khoảng 15 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng bởi hội chứng Ám Ảnh Sợ Xã Hội. Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện ở đầu giai đoạn trưởng thành. Nếu bệnh nhân tự mua thuốc để hạn chế những rối loạn lo âu thì họ sẽ dễ bị lạm dụng thuốc.

Chia sẻ từ những người mắc hội chứng Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Một thời gian dài tôi chỉ đi học rồi về nhà đặt thức ăn trên mạng, không gặp gỡ ai (mà có lẽ không ai nhớ tới tôi). Tôi chỉ biết khóc rồi hành hạ bản thân. Đã nhiều lần tôi tự nhủ phải mạnh mẽ, ra ngoài tiếp xúc với mọi người nhưng không lần nào làm được. Tôi cũng có một vài người bạn rất thân nhưng họ cũng bận, có công việc riêng, không ai có đủ kiên nhẫn để nghe tôi than vãn cả ngày.

Bây giờ đã 2 năm trôi qua, tôi đang học lớp 11 nhưng tôi vẫn như một đứa con nít, mỗi khi cần mua gì đều nhờ cô hàng xóm mua hộ. Tôi cũng không tự sử dụng phương tiện giao thông được. Bố mẹ gửi một chị giúp việc lên chăm sóc nhưng tôi cũng không cảm thấy khá hơn, còn thấy khó chịu và chỉ muốn một mình.

Có thể mọi người nghĩ những nỗi sợ đó rất ngớ ngẩn nhưng với một người bị bệnh này nó là những nỗi ám ảnh nhỏ, chồng chất lên từng ngày và rồi trở nên thật đáng sợ. Với hầu hết mọi người, bị chỉ trích chỉ là một phần không vui vẻ, thỉnh thoảng xảy ra trong cuộc sống, nhưng những người mắc hội chứng ám ảnh, sợ xã hội, họ lại tin rằng bản thân sẽ bị phê phán và hắt hủi mỗi lần ở gần người khác. Họ cũng tin rằng sẽ có tổn thất cá nhân lớn khi bị chỉ trích.

review-sach-am-anh-so-xa-hoi-2
Review Sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Sách hay nên đọc: Review Sách Ổn Định Hay Tự Do – Lựa Chọn Nào Cũng Đi Kèm Đánh Đổi

Giải pháp cho những người bị Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Hiểu được triệu chứng của mình và nguyên nhân gây ra nó sẽ giúp chúng ta nhận diện tốt hơn, từ đó tìm ra giải pháp cụ thể cho những ám ảnh của mình.

Tác giả Lý Thế Cường đưa ra những phương pháp giúp bạn từng bước vượt qua hội chứng không mấy dễ chịu này. 

Đầu tiên, ta cần hiểu rằng không ai sinh ra đã biết cách xã giao, đó là điều chúng ta cần phải học và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

Nắm bắt được tâm lý người đối diện cũng giúp chúng ta xử lý tình huống tốt hơn. Ví dụ, ta có thể lợi dụng tâm lý thích thể diện để giao tiếp hiệu quả nhất. Nhìn người nói chuyện để đưa ra những lời khen, lời xã giao phù hợp. Những lời nói dối vô hại cũng là điều không thể thiếu trong giao tiếp xã hội. Chịu khó quan sát tiểu tiết trong lúc người khác nói chuyện cũng là một cách để giao tiếp tốt hơn.

Tác giả dành hẳn một chương sách để nói về cách xây dựng tự tin trong giao tiếp, chiếm được lòng người nhờ lời khen. Nên nhớ, lời khen ở đây xuất phát từ lòng chân thành, khen ngợi phải đúng trọng tâm, nếu không nó chỉ càng khiến bạn trở nên lúng túng.

Nhận xét về cuốn sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Ám Ảnh Sợ Xã Hội của Lý Thế Cường sẽ khiến nhiều bạn đọc cảm thấy được lắng nghe, được chia sẻ vì hội chứng này đang ngày càng trở nên phổ biến. Nó trở thành bức tường vô hình ngăn cách ta với thế giới xung quanh, làm mất đi nhiều cơ hội quý giá trong cuộc sống, công việc và các mối quan hệ.

Cuốn sách này sẽ giúp bạn hiểu mình hơn, từ đó tìm được phương án xử lý đúng đắn cho trạng thái tâm lý của mình.

Tuy vậy, sách đơn thuần dừng lại ở những lập luận chủ quan, chưa có nhiều dẫn chứng khoa học hay tâm lý học. Sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội chỉ mang tính chất tham khảo chứ chưa có nhiều giá trị khoa học.

review-sach-am-anh-so-xa-hoi-3
Review Sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội

Sách hay nên đọc: Trích dẫn sách “Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ” – Thanh xuân xin đừng nghĩ đến hai chữ “ổn định”

Trích dẫn từ cuốn Ám Ảnh Sợ Xã Hội

“Người mắc hội chứng sợ xã hội còn có một số đặc điểm dễ thấy so với người thường, đó là nhận biết nhạy bén hơn trước sự nguy hiểm và thái độ thù địch. Khi trên màn hình máy tính lướt qua từng bức ảnh, người mắc hội chứng có khả năng nhận biết chính xác những khuôn mặt nguy hiểm hơn. Có thể nói rằng, người mắc hội chứng khi đối diện với người khác có mức độ nhạy cảm hơn rất nhiều so với  người bình thường, hạch hạnh nhân trong não của họ ở trạng thái hoạt động mạnh mẽ hơn so với người bình thường.”

“Tục ngữ có câu: Thể diện thường vô giá, là ngọc cũng có khi cũng là rơm. Rất nhiều người thấy rằng thể diện chính là lòng tự tôn, nhưng nó cũng sẽ mang đến rất nhiều phiền phức cho bản thân. Thể diện tất nhiên quan trọng, nhưng chúng ta cũng đừng quá vì thể diện mà dằn vặt bản thân, mang tội mang nợ với nó. Vậy nên, thuận theo tự nhiên là điều đáng quý nhất.”

“Bị người khác bàn tán là điều hết sức bình thường, bạn không cần quá lo lắng. Ai ai cũng đã từng trải qua những lúc luống cuống khi nói trước đám đông. Thế nhưng nếu chỉ vì thế mà coi nó là gánh nặng tâm lý, từ đó tạo áp lực cho bản thân, trở nên không dám giao tiếp với người ngoài thì không chỉ làm cho bạn không cảm nhận được sự thú vị trong giao tiếp, mà còn chôn vùi tiềm năng của chính bạn.”

“Nếu trên đời này tồn tại một người có thể phủ nhận giá trị của bạn thì đó là chính bạn. Nếu như bạn đầu hàng trước cuộc đời, đồng nghĩa với đặt hạnh phúc vào tay kẻ khác.”

Lời kết

Những nỗi lòng không thể chia sẻ cùng ai sẽ được đồng cảm thông qua cuốn sách Ám Ảnh Sợ Xã Hội của Lý Thế Cường. Lựa chọn chạy trốn hay đối mặt là ở bạn, chúc bạn dũng cảm để tiến về phía trước.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây