“Sai lầm lớn nhất của nhiều người trong giao tiếp chính là ảo tưởng rằng người khác đã hiểu rõ ý mình”. Việc cả hai bên cùng ảo tưởng rằng bên kia đã hiểu rõ mong muốn của mình diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Kết quả là cả hai bên cùng thất vọng, chán nản về nhau.
Sad but true! Đó là cách nhiều vị lãnh đạo và nhân viên duy trì mối quan hệ của mình trong suốt thời gian làm việc. Là một người lãnh đạo tốt, chúng ta hãy nói ít đi nhưng hỏi nhiều hơn để thấu hiểu nhân viên của mình.
Cuốn sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi đã chỉ dẫn chúng ta cách đưa ra 7 câu hỏi dẫn dắt để khai phá tiềm năng của nhân viên. Cuốn sách này sẽ là cầu nối giúp ta thực sự thấu hiểu nhân viên của mình.
Mục Lục
Tác giả cuốn 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi
Tác giả sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi là Michael Bungary Stanier. Ông là nhà sáng lập Box of Crayons – một tổ chức học tập và phát triển giúp các công ty chuyển hướng từ được đào tạo sang chủ động nghiên cứu.
Ông còn là diễn giả chính trong nhiều hội thảo về coaching. Cuốn sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi của ông là cuốn sách về coaching bán chạy nhất thế kỷ 21, với hơn 700 000 bản được bán ra. Cuốn sách đã góp phần đưa Stanier vào danh sách Thinkers50, giải thưởng được coi là Oscars của ngành quản trị. Michael Stanier cũng là huấn luyện viên người Canada đầu tiên được nhận giải thưởng Global Coaching Guru vào năm 2014.
Sách hay nên đọc: Review sách: Tương Lai Của Nghề Quản Trị Nhân Sự – những xu hướng mới nhất và quan trọng nhất
Công ty phát hành | Saigon Books |
Ngày xuất bản | 2020-08-01 13:06:06 |
Kích thước | 14 x 20.5 cm |
Dịch Giả | Đào Trung Uyên |
Loại bìa | Bìa mềm |
Số trang | 240 |
Nhà xuất bản | Nhà Xuất Bản Thế Giới |
Nội dung sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi
Tổng quan
Nhiệm vụ hàng đầu của một nhà lãnh đạo là huấn luyện, đào tạo nhân viên của mình tốt hơn mỗi ngày để tạo ra những thành quả xuất sắc hơn trong công việc. Đây không hề là một công việc dễ, vì người huấn luyện viên phải thực sự khéo léo để nhân viên tự do phát triển chứ không dựa dẫm vào sếp của mình.
Cuốn 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi sẽ cung cấp cho chúng ta 7 câu hỏi để khai phá tiềm năng nhân viên, giúp cho hệ thống nhân sự của chúng ta thoát ra khỏi vòng tròn luẩn quẩn: Nhân viên quá dựa dẫm vào sếp, sếp bị quá tải công việc dẫn đến những việc quan trọng lại không được giải quyết.
Nội dung chi tiết
Câu hỏi số 1: Bạn đang nghĩ gì?
Theo cuốn 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi, câu hỏi này được đặt ra với mục đích hiểu thêm về những điều mà nhân viên đang bận tâm, suy nghĩ.
Hãy mở rộng câu trả lời của nhân viên bằng cách đề cập đến các khía cạnh khác trong công việc của họ:
– Công việc: bạn có đang gặp phải khó khăn gì hay không?
– Con người: có vấn đề gì với đồng nghiệp, sếp hay khách hàng không?
– Hành xử: bạn đã làm tốt nhất có thể chưa?
Sau khi trả lời khía cạnh đầu tiên, hãy dẫn dắt họ sang những khía cạnh tiếp theo để nắm được thực chất vấn đề mà nhân viên đang gặp phải.
Câu hỏi số 2: Còn gì nữa không?
Đây là một câu hỏi đơn giản nhưng sẽ giúp chúng ta khá nhiều thứ. Bạn có thêm nhiều phương án xử lý vấn đề, đưa ra những quyết định tối ưu hơn và ngăn không cho bản đưa ra những lời khuyên ngay lập tức.
Lời khuyên của cá nhân chúng ta không phải lúc nào cũng tốt. Hãy nhớ là nhân viên đang cần được lắng nghe chứ chưa phải những lời khuyên.
Khi đặt câu hỏi “Còn gì nữa không?”, hãy hỏi với vẻ mặt tò mò, chân thành và hứng thú thực sự. Bạn có thể lặp lại câu hỏi này nhiều lần để biết khi nào mình đã truy cùng hỏi tận và kịp thời chuyển sang nội dung khác.
Câu hỏi số 3: Khó khăn thật sự của bạn là gì?
Sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi nhấn mạnh rằng hãy nhớ đó là “khó khăn thật sự”, điều này tránh việc các nhân viên kể ra quá nhiều khó khăn, thổi phồng vấn đề. Nếu họ có đi hơi xa một chút, hãy khéo léo đánh lái bằng câu hỏi “Nếu phải chọn một tron những khó khăn vừa nêu để ưu tiên giải quyết, bạn sẽ chọn điều nào?”
Hạn chế đưa ra câu hỏi “Tại sao?”, câu hỏi này dễ khiến nhân viên của bạn cảm thấy khó chịu. Cũng là ý đó nhưng bạn có thể hỏi theo kiểu “Tại sao bạn nghĩ đó là một ý tưởng hay?”, “Tại sao bạn lại lo lắng vì chuyện này?”.
Sách hay nên đọc: Review sách: Thuật Thúc Đẩy Nhân Viên – tối đa hóa hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp của bạn
Câu hỏi số 4: Câu hỏi nền tảng
Câu hỏi này với mục đích giúp cả hai bên hiểu rõ mong muốn của nhau.
Theo cuốn 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi, bạn cần phân biệt giữa mong muốn và nhu cầu thực sự. Nếu hiểu được mong muốn của nhân viên, bạn sẽ hiểu được nhu cầu thực sự của họ là gì. Và ngược lại, nếu đã hiểu rõ nhu cầu của chính bạn, bạn cũng có thể cho họ biết bạn đang mong muốn điều gì từ nhân viên.
Câu hỏi số 5: Tôi có thể giúp gì cho bạn?
Sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi cho rằng, câu hỏi này thực chất mang 2 mục đích: nó sẽ giúp nhân viên thẳng thắn và rõ ràng về mong muốn của họ, tức là giúp chính họ xác định lại mong muốn thực sự của mình. Nó cũng giúp bạn ngăn mình trở thành người giải nguy – trong trường hợp nhân viên của bạn không thực sự muốn.
Cũng có trường hợp, nhân viên đưa ra những đề xuất “trên trời”, ví dụ như “anh có thể dành hết ngân sách cho dự án của tôi không?”
Phương án đối phó khôn ngoan bạn có thể đưa ra là “Tôi cần chút thời gian suy nghĩ về việc này” hoặc “Tôi không chắc có thể giúp được bạn ngay, tôi cần phải kiểm tra vài điều trước đã”.
Câu hỏi số 6: Câu hỏi chiến lược
Khi nhân viên có vẻ quá tải hoặc tự tìm đến bạn để nói rằng họ đang quá tải, hãy hỏi “Bạn sẽ ngừng làm hoặc từ chối làm những việc nào để đảm bảo hoàn thành công việc này?”
Hãy dùng câu hỏi này khi bạn cần tập trung năng lượng cho những dự án mà bạn cho là quan trọng với tổ chức của mình. Đừng ngay lập tức phản hồi lại đề nghị của nhân viên. Bạn hãy tìm kiếm nhiều thông tin nhất trước khi đưa ra cam kết với nhân viên của mình.
Khi muốn trì hoãn một lời đồng ý, bạn có thể sử dụng các câu hỏi sau:
– Vì sao bạn muốn tôi làm việc này?
– Bạn đã nhờ ai khác làm việc này?
– Vì sao bạn cho rằng đây là việc gấp?
– Việc này cần xong khi nào?
– Bạn muốn ngừng việc nào để ưu tiên cho việc này?
Câu hỏi số 7: Câu hỏi học hỏi
Câu hỏi này yêu cầu nhân viên của bạn xác định xem đâu là điều có ích nhất với họ trong cuộc hội thoại và khiến họ tập trung nghĩ về nội dung chính của buổi trò chuyện.
“Điều gì trong cuộc trò chuyện này có ích nhất cho bạn?”
Thực tế thì mọi người không thực sự học hỏi khi nghe ai đó giảng giải về điều gì đó, họ chỉ thực sự học hỏi và thu nạp kiến thức mới khi chính bản thân có cơ hội hồi tưởng và ngẫm nghĩ về những điều vừa xảy ra. Đây là một câu hỏi vừa dùng để kết thúc cuộc hội thoại và đồng thời ngụ ý rằng đây là một cuộc nói chuyện có ích.
Là một người quản lý thực thụ, đừng chỉ hỏi cho có. Hãy tập trung cao độ khi lắng nghe câu trả lời, nhiệt tình với câu trả lời của nhân viên và hãy khích lệ chứ đừng phán xét họ.
Nhận xét về cuốn 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi
Cuốn sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi của Stanier đi sâu vào suy nghĩ của từng nhân viên để giúp nhà lãnh đạo tìm ra những câu hỏi và câu trả lời thông minh nhất.
Những chỉ dẫn trong sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi sẽ giúp chúng ta gắn kết hơn với nhân viên của mình, làm cho họ cảm thấy thực sự được lắng nghe. Thông qua đó, chúng ta cũng có thể dẫn dắt nhân viên của mình tự lãnh đạo bản thân và đạt được những thành quả cao trong công việc.
Sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi hướng dẫn khá chi tiết nhưng nếu có thêm các ví dụ thực tế thì càng tuyệt vời hơn nữa.
Lời kết
Một người lãnh đạo giỏi là người biết cách phát huy tinh thần đội nhóm bằng cách khơi dậy tinh thần làm việc của từng cá nhân. Hãy đọc cuốn sách 7 Câu Hỏi Thần Kỳ Của Mọi Sếp Giỏi để biết cách thổi bùng ngọn lửa đang âm ỉ cháy trong những người cấp dưới của mình.
Sách hay nên đọc: Review sách: Tối Đa Hóa Năng Lực Nhân Viên – giúp doanh nghiệp mạnh bước tiến ra biển lớn