Review Sách Dấu Chân Trên Cát Giá Trị Nhân Sinh – Tâm Linh Sâu Sắc Từ Một Nền Văn Minh Lụi Tàn.

0
2213
review-sach-dau-chan-tren-cat-revisach.com
Review sách: Dấu chân trên cát

“Dấu chân trên cát” là cuốn sách đưa độc giả về với giai thoại của một nền văn minh Ai Cập cổ đại. Một Ai Cập huy hoàng – cái nôi của nền văn minh. Những công trình đồ sộ bậc nhất, phát minh vĩ đại, những kim tự tháp, bí ẩn xác ướp, …

“Dấu chân trên cát” còn cho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn vấn đề nhân sinh, thấu hiểu phần nào tư duy của một bậc minh quân, về quan điểm giáo dục mà vẫn còn giá trị đến hôm nay, cả về tình yêu hay lòng thù hận, sự tranh đoạt, háo sát của một bộ phận và cái nhìn của những người tư duy đi trước thời đại cũng như bi kịch mà thứ tầm nhìn đó mang đến với họ.

Tác giả

Mika Waltari (1908-1979), người Phần Lan, ông là một nhà soạn kịch nổi tiếng, đã viết hơn tám mươi kịch bản cho sân khấu kịch nghệ Broadway. Ông là một trong những nhà văn viết nhiều nhất trong thời đại của mình, chấp bút 29 tiểu thuyết, 26 vở kịch và 6 bộ sưu tập thơ.

tac-gia-nguyen-phong
Tác giả Nguyên Phong – Dấu chân trên cát

“Dấu chân trên cát” được dịch và phóng tác bởi Nguyên Phong, tên thật là Vũ Văn Du, hay còn được biết đến là giáo sư John Vũ, hiện nay ông là viện trưởng Viện Công Nghệ Sinh học tại trường đại học Carnegie Mellon ở Hoa Kỳ. Bắt đầu sang Mỹ du học từ năm 1968, giáo sư John Vũ từng đảm nhận rất nhiều vị trí quan trọng tại Mỹ và được mời giảng dạy ở nhiều quốc gia trên thế giới về lĩnh vực khoa học. Nhưng ông cũng là người có tầm hiểu biết sâu sắc và nghiên cứu về các giá trị văn hóa và tâm linh phương Đông.

Bạn đọc có thể tìm đọc rất nhiều tác phẩm của ông, nổi tiếng nhất là: Hành trình về phương Đông, Ngọc sáng trong hoa sen, Minh triết trong đời sống, Đường mây qua xứ tuyết

Sách cùng tác giả:

Hành trình về phương Đông – Tìm về cội nguồn của những giá trị tinh thần bị hiểu sai ý nghĩa

Muôn kiếp nhân sinh – Giá trị của tình yêu thương lớn lao đến mức nào?

Cuốn sách “Dấu chân trên cát”

review-cuon-dau-chan-tren-cat-revisach.com
Review sách: Dấu chân trên cát

“Dấu chân trên cát” được xuất bản năm 1945, “Dấu chân trên cát” là một trong những cuốn sách có số bán rất chạy và tái bản nhiều lần, cuốn sách cũng được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ở Việt Nam cuốn sách được phóng tác bởi Nguyên Phong và được xuất bản lần đầu tiên ở Việt Nam năm 2016 với 1000 bản.

“Dấu chân trên cát” là một cuốn sách hư cấu, không dựa trên sự thật cũng như không kể về cuộc đời của tác giả, tuy nhiên khi một lần đến Hy Lạp và được người dân ở đó kể về một giai thoại về nhân vật Sinuhe, Sinuhe được những người dân trong đó đồn đại và kể rằng người này là thầy của những triết gia vĩ đại nhất của Hy Lạp

Chính vì vậy nên tác giả rất tò mò về cuộc đời của người tên là Sinuhe này, tác giả đã tìm tới những người bô lão, những người già để mà nghe họ kể lại những câu chuyện trong dân gian cũng như sử dụng những di khảo cổ, thông tin từ cổ vật sau đó lần lại trong quá khứ và viết nên cuốn sách này.

“Dấu chân trên cát” được viết dưới ngôi thứ nhất, là góc nhìn và lời tự thuật của nhân vật chính Sinuhe – một y sĩ có biệt danh là Y sĩ cô độc sống ở Ai Cập vào thế kỷ thứ XIV trước Công Nguyên.

Tuy là một cuốn sách dã sử, lôi cuốn, hấp dẫn và truyền cảm hứng cho người đọc. “Dấu chân trên cát” là một câu chuyện, một cuộc đời từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành của Sinuhe, trải qua những thăng trầm, những thành công và thất bại từ cuộc sống, cuối cùng đi tới Hy Lạp để xây dựng nên một ngôi trường tạo ra những bậc triết gia vĩ đại nhất thế giới.

Giá trị vĩnh hằng của “Dấu chân trên cát”

review-sach-dau-chan-tren-cat-revisach.com
Review sách: Dấu chân trên cát

Phiêu lưu về Ai cập cổ đại, sự sống – cái chết và sự vận hành của vũ trụ

“Dấu chân trên cát” đưa chúng ta về với nền văn minh Ai Cập cổ xưa và bí ẩn, với các vị Pharaoh qua từng trang sách, cuộc sống của những con người nơi đó, các phong tục, nghi lễ, tín ngưỡng, thông tin về các tôn giáo, các vị thần, nghệ thuật ướp xác, phong tục chôn cất, niềm tin về cuộc sống sau khi chết.. của Ai Cập trong giai đoạn giao thời.

“Dấu chân trên cát” có sự hiếu kỳ vô tận với thế giới và sự vận hành của vũ trụ. Ông nghiên cứu Khoa học của Sự sống và lãnh hội Khoa học của Cái chết. Ông muốn chữa lành không chỉ phần thể xác mà còn cả linh hồn con người.

 “Phương pháp trị bệnh là một nghệ thuật thiêng liêng; vì là một nghệ thuật có thiêng liêng nên việc chữa trị bệnh, phải bao gồm cả phần thể xác lẫn phần linh hồn. Không có bất cứ một con người nào có thể gọi là khỏe mạnh, nếu như tâm hồn của họ què quặt, linh hồn của họ ốm đau.”

“Dấu chân trên cát” cho ta thấy rằng chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé trong vũ trụ này. Trong vũ trụ tồn tại vô số muôn vàn sinh vật, hữu hình lẫn vô hình, khi chúng ta nhìn lên bầu trời chúng ta chỉ thấy một khoảng trống không gian vô tận, tuy nhiên khoảng không gian ấy được bao phủ bởi một năng lượng cực mạnh, chúng tồn tại những luồng khí điện cực mạnh ảnh hưởng và tác động lẫn nhau.

“Chính Trái Đất chúng ta đang sống cũng là một khối nam châm rất lớn có sức hút mạnh mẽ, và dĩ nhiên cũng bị chi phối bởi những từ lực phát sinh từ Mặt Trời hay các vì tính tú khác.”

Câu nói trong “Dấu chân trên cát” chỉ ra ta chỉ là một hạt cát nhỏ trong sa mạc, một giọt nước giữa biển cả mênh mông. Chúng ta không nên ngạo mạn và kiêu căng, xem chính mình là trung tâm của vũ trụ. Hãy biết chấp nhận và trân trọng sự tồn tại của mình và cống hiến nhiều hơn.

Hãy thay đổi chính mình

“Dấu chân trên cát” cho ta bài học trước khi muốn thay đổi thế giới thì hãy thay đổi chính mình. Chỉ khi chúng ta thay đổi chính mình thì người khác nhìn vào sự thay đổi của chúng ta thì họ sẽ thay đổi theo chiều hướng có lợi cho họ.

Đừng bắt người khác thay đổi theo ý muốn của bản thân, chính vì điều này có thể gây ra mâu thuẫn, và hậu quả nghiêm trong hơn đó là chiến tranh.

 “Dấu chân trên cát” có câu rằng: “Thiếu tình thương thì sẽ thiếu hiểu biết, và một khi không hiểu biết thì con người không thể cảm thông nhau, hậu quả là con người chỉ thấy những khác biệt, sai trái của nhau”

Qua đây cho ta thấy, muốn thay đổi chính mình thì chúng ta phải học cách yêu thương và cảm thông người khác. Vì tình thương chỉ xuất phát từ sự hiểu biết của chính bản thân ta, đến từ việc chúng ta thay đổi góc nhìn với thế giới.

Sách hay nên đọc: Hiểu về trái tim – Con đường tuy ngắn nhưng lại gian nan nhất để hạnh phúc

Câu chuyện sâu sắc về tình yêu, sự thất bại và bản ngã con người

“Dấu chân trên cát” cho ta thấy rằng bản chất con người là vậy, ai cũng dễ bị sa ngã bời nhiều thứ hào nhoáng bên ngoài như tiền tài vật chất, địa vị, quyền lợi và cả tình yêu. Sau nhiều lần thất bại của Sinuhe từ việc yêu cô nàng Nefer xinh đẹp, ghen tuông và thù hận với anh bạn thân Horemheb. Nhưng từ sự thất bại ấy mà Sinuhe nhìn nhận ra nhiều thứ, từ bỏ hận thù và quay về với chân lý của bản thân.

Giáo dục là điều vô cùng quan trọng góp phần cho đất nước phát triển

review-cuon-sach-dau-chan-tren-cat-revisach.co
Review sách: Dấu chân trên cát

Có câu thành ngữ “Tri thức là sức mạnh”, có giáo dục đất nước mới phát triển, có giáo dục thì mới tiến bộ. Giáo dục giúp chúng ta có sự hiểu biết và tình yêu thương đối với người khác. Chỉ khi chúng ta hiểu được mình và hiểu được những gì xung quanh mình thì chúng ta sẽ hiểu được người khác. Đây là thông điệp mà “Dấu chân trên cát” muốn gửi gắm.

Việc giáo dục từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng, vì thế vai trò của bậc cha mẹ là điều không thể thiếu. Nếu đứa trẻ ấy được giáo dục một cách chu đáo, cẩn thận thì sau này tương lai của chúng sẽ rất rực rỡ. Việc giáo dục một đứa trẻ cũng giống như gieo một hạt mầm, chúng ta chỉ cần tưới và nuôi dưỡng chúng hằng ngày với tất cả sự ân cần và tỷ mỷ thì chúng sẽ phát triển rất tốt.

Xã hội hưng thịnh lâu dài là xã hội không có tranh chấp, chiến tranh, bóc lột hay phân biệt đối xử.

Vị Pharaoh Akhenaten trong “Dấu chân trên cát” nhận ra rằng dùng chiến tranh để giải quyết vấn đề không mang lại sự hùng mạnh của một quốc gia, mà ngược lại nó để lại những hậu quả vô cùng khôn lường không chỉ cho đất nước ấy mà còn cho những người dân vô tội.

“Dấu chân trên cát” cũng phần nào nói được sự sụp đổ của đất nước đó chính là sự tranh chấp giữa các phe phái, triều đình rối ren, các phe phái tranh giành nhau quyền lực. Vì thế Pharaoh Akhenaten giao trọng trách cho Sinuhe đi thật xa đến vùng đất khác, nơi “thổ nhưỡng” có thể thích hợp để khởi đầu cho một tư duy mới hướng thượng, hướng thiện hơn đó chính là Hy Lạp sau này

Cảm nhận về “Dấu chân trên cát”

“Dấu chân trên cát” không chỉ cho ta thấy một phần của xã hội Ai Cập cổ đại, mà còn cho ta thấy những quan điểm xã hội vẫn còn giá trị thực tiễn cho đến ngày nay.  “Dấu chân trên cát” là tác phẩm hàm chứa nhiều triết lý nhân sinh và quan niệm sâu sắc về thế giới tâm linh về sự trưởng thành trong hành trình tâm linh – khi con người đi theo sứ mệnh, trải qua nhiều thử thách nhận ra sự kết nối giữa mình và vũ trụ.

“Dấu chân trên cát” dù là một câu chuyện lịch sử giả tưởng nhưng mang trong mình những giá trị vĩnh hằng, một nền văn minh được tạo dựng từ con người nhưng cũng tàn lụi từ con người

Lời kết

Nhan đề “Dấu chân trên cát” cứ ngỡ đưa chúng ta đi khám phá những bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể khám phá, nhưng khi đọc xong cuốn sách thì để lại cho ta nhiều bài học sâu sắc, những bước chân của ta trên cát chỉ in dấu một lúc rồi sau đó sẽ biến mất. Những gì được xây dựng trên cát chỉ huy hoàng trong một thời gian ngắn và sau đó sẽ tàn lụi. Ai Cập cổ đại cũng như những dấu chân trên cát, nó đã từng để lại dấu ấn nhưng không thể tìm lại và lưu giữ vẹn nguyên như trước mà nay chỉ là quá khứ mơ hồ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây