Cho Tôi Xin Một Vé Đi Tuổi Thơ – Ký Ức Ùa Về Ngọt Lịm Từ Những Lời Văn

0
2158
review-sach-cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-nguyen-nhat-anh-
Review sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ - Nguyễn Nhật Ánh

Không biết tuổi thơ của các bạn thế nào? Có được táy máy nghịch vào đủ thứ lạ, được rong ruổi cùng lũ bạn tắm mưa, thả diều. Nếu ngày hôm nay của bạn có chút mệt, muốn sống lại chút ký ức tuổi thơ hay đơn giản là thư giãn sau ngày làm việc mệt mỏi, hãy tìm đến cuốn sách tưới mát tâm hồn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh

Hy vọng cuốn sách sẽ khơi gợi những miền ký ức đẹp nhất của tuổi thơ bạn, từng nghịch ngợm, cũng từng phá phách, cũng từng bày đủ trò làm phiền lòng người lớn. Nhưng mà có sao? Tất cả những điều đó đã góp phần vào sự trưởng thành của chúng ta ngày hôm nay.

Những lời văn ngọt lịm ký ức trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh sẽ gợi cho người đọc những kỷ niệm ấu thơ, chút hồn nhiên của tuổi trẻ. Đây chính là một tấm vé dành cho những ai có ước muốn quay trở lại thời non dại của mình.

Giới thiệu tác giả và vài nét về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

review-sach-cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-nguyen-nhat-anh (1)
Review sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh là cái tên không còn xa lạ gì với bạn đọc Việt Nam. Ông như là người bạn thân quen với rất nhiều thế hệ người Việt yêu sách. Chính Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã đưa tên tuổi của ông đến gần hơn với độc giả nước nhà. Tác phẩm này nổi tiếng đến nỗi câu nói “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” đã trở thành câu cửa miệng của nhiều bạn trẻ Việt và thậm chí còn có một bài hát cùng tên cũng rất nổi tiếng.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là cuốn sách được phát hành nhiều nhất năm 2008, và đến nay sách đã được tái bản hơn 41 lần. Tác phẩm giành giải Sách hay của Hội Xuất bản Việt Nam và Giải thưởng Văn học của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2009. Năm 2010, Nguyễn Nhật Ánh được đề cử và nhận được Giải thưởng Văn học Đông Nam Á với tác phẩm này.

Ký ức tuổi thơ đặc biệt là thế hệ 7x, 8x, 9x – cái thời ngây ngô hồn nhiên ở làng quê bình dị, đầy nắng và gió. Chính sự tự nhiên ấy đã khiến tuổi thơ được vẽ nên chân thực và đầy sự ngưỡng mộ của nhiều thế hệ con trẻ thời bấy giờ. Cuốn sách đã vẽ lại cuộc sống, tình yêu thương, suy nghĩ của những đứa trẻ nhưng là bài học sâu sắc cho người lớn và những thế hệ sau này. Ai cũng từng trải qua tuổi thơ, nhưng tuổi thơ trọn vẹn nhất chính là về sau này, lúc chúng ta đã lớn, ta nghĩ lại mọi sai lầm, mọi việc ngốc nghếch ngày trước mà đã ta trải qua, ta đều không cảm thấy hối hận.

Đọc thêm: Review sách: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – một vé đi thôi không cần quay trở lại

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ – Tấm vé lên chuyến tàu tuổi thơ

review-sach-cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-nguyen-nhat-anh
Những trò nghịch ngợm trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Một tấm vé đặc biệt mang một câu chuyện cổ tích dành riêng cho người lớn – trở về ký ức còn thơ bé giữa bộn bề hối hả của cuộc sống thực tại. Nguyễn Nhật Ánh đã thực sự chạm đến từng góc nhỏ trong tâm hồn người đọc bằng sự bình dị và chân thành nhất.

Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ như một cuốn hồi ký đáng yêu, cái thế giới trẻ thơ của cu Mùi, Hải cò, Tí sún và con Tủn, không có nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền, không có sự bộn bề của cuộc sống bận rộn, chỉ có sự hồn nhiên trẻ thơ, chỉ có sự ngây ngô của tuổi trẻ non dại. Diễn biến câu chuyện rất nhẹ nhàng, khiến cho người đọc không thôi bồi hồi thổn thức. Độc giả sẽ như nhìn thấy chính mình ngày thơ bé qua những suy nghĩ, hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật chính. Và giờ đây, khi đọc những trang sách, đối mặt với thực tại có chút bấp bênh, mệt mỏi, phải lặn ngụp hàng ngày trong dòng chảy siết của cuộc sống, người ta lại ước ao được một lần quay lại cái thế giới trẻ thơ ấy thêm một lần nữa

Những trích dẫn tưới mát tâm hồn trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

Đọc thêm: Tổng hợp những trích dẫn hay nhất trong sách về cuộc sống

Những lời văn sẽ để lại nhiều tiếng cười xen lẫn giọt nước mắt khi độc giả lướt qua từng trang sách. Bởi ai cũng đã đi qua rồi một thời hồn nhiên vô tư với bao ước mộng.

trich_dan_sach_cho_toi_xin_mot_ve_di_tuoi_tho
Trích dẫn hay trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ

1. “Chiếc cằm xinh hay đôi mắt đẹp khiến người đối diện chú ý nhưng nó chỉ đóng vai trò soi đường như ánh đèn pin trong tay người dẫn chỗ trong rạp hát. Khi tấm màn nhung đã kéo lên, đèn folo rọi xuống và những nhân vật đã xuất hiện trên sân khấu, lúc đó cuộc phiêu lưu tâm hồn mới thực sự bắt đầu và tùy theo vở diễn hấp dẫn hay nhạt nhẽo mà chúng ta sẽ quyết định ngồi lại đến phút chót hay bỏ về nửa chừng. Tình yêu cũng vậy, ấn tượng bề ngoài rất đáng kể nhưng đáng kể hơn nữa là vẻ bề ngoài đó có đang cất giấu điều gì đáng kể ở đằng sau nó hay không. …khi một cuộc tình vừa đổ vỡ thì ngay sau đó người ta không thể nào hào hứng bắt đầu một cuộc tình mới nếu vết thương lòng chưa kịp lành miệng. Cũng như người ta không thể tiến hành tốt một cuộc chiến tranh trên đống đổ nát của cuộc chiến tranh trước đó nếu không có thời gian để hồi phục.”

2. “Tiền bạc chưa bao giờ được con người ta thừa nhận là mối quan tâm hàng đầu dù tiền bạc ngày nào cũng chạy đi mua quà tặng cho tình yêu và thuốc men cho sức khoẻ. Người lạc quan bảo rằng ổn định cái điều mà người bi quan cho là đơn điệu. Cắt nghĩa tại sao ta không yêu một người nào đó dễ dàng hơn rất nhiều so với việc giải thích tại sao ta yêu họ. Cả đàn ông lẫn phụ nữ không ai lấy người kia chỉ vì một bộ phận nếu anh ta (hay cô ta) thực sự tin rằng lấy một người có nghĩa là cuộc đời mình bị cột chặt vào người đó bằng sợi xích vững chắc của số phận.”

3. “Trong lớp, tôi luôn luôn ngồi ở bàn chót. Ngồi bàn chót thì tha hồ tán gẫu, cãi cọ, cấu véo hay giở đủ trò nghịch ngợm mà không sợ bị cô giáo phát hiện, nhưng điều hấp dẫn nhất ở vị trí tối tăm đó là ít khi bị kêu lên bảng trả bài.

Ðiều đó có quy luật của nó. Bạn nhớ lại đi, có phải bạn có rất nhiều bạn bè, yêu quí rất nhiều người nhưng không phải lúc nào bạn cũng nhớ tới họ.

Bộ nhớ chúng ta quá nhỏ để chứa cùng lúc nhiều khuôn mặt hay nhiều cái tên, chỉ khi nào nhìn thấy người đó ngoài phố hay bắt gặp cái tên đó trong một mẩu tin trên báo chẳng hạn thì chúng ta mới chợt nhớ ra và cảm động thốt lên..”

4. “Tôi từng thấy có nhiều người trẻ tuổi lên kế hoạch cho cuộc đời mình: 22 tuổi tốt nghiệp đại học, 25 tuổi lập gia đình, 27 tuổi mở công ty, 30 tuổi sinh con đầu lòng, vân vân và vân vân… Thật sít sao! Nhưng một khi cuộc đời một con người được lập trình chặt chẽ và khoa học đến thế thì nếu tất cả đều vào khuôn như dự tính liệu bạn có bão hòa về cảm xúc hay không?”

5. “Rốt cuộc, sau những thương tích tâm hồn lẫn thể xác, chúng tôi buộc phải chấp nhận không nên nghĩ khác bản cửu chương in ở đằng sau mỗi cuốn tập. Nếu muốn thay đổi chúng tôi đành phải chờ đến lúc thành tài, tức là lúc đã trở thành những nhà toán học nổi tiếng thế giới, lúc đó chúng tôi sẽ soạn một bản cửu chương theo ý mình.”

6. “Nấu nướng là lãnh vực hoàn toàn có thể học hỏi và tự hoàn thiện mỗi ngày – dĩ nhiên với điều kiện người vợ quyết tâm hoàn thiện để giữ không cho chồng mình sa vào cái bếp của một người đàn bà khác.

Thú thực là tôi hết sức xúc động về phát hiện muộn màng đó.”

7. “Tất cả những gì người lớn dạy dỗ đều đúng về mặt lý thuyết, bọn trẻ đều thấy vậy. Nhưng bọn chúng vẫn có một sự thôi thúc vô hình làm cho khác đi trong thực tế.

Chẳng qua so với người lớn, trẻ con sống trong một bầu khí quyển khác và dưới một thứ ánh sáng khác. Ở đó, bọn trẻ tiếp cận thế giới theo cách của chúng, nghĩa là chúng không nhìn mọi thứ chung quanh dưới khía cạnh sử dụng. Ðó là điểm khác biệt căn bản giữa trẻ con và người lớn.

Với người lớn, ý nghĩa và giá trị của mọi thứ trên đời đều thu gọn vào hai chữ chức năng. Bạn lật bất cứ một cuốn từ điển nào của người lớn mà coi. Người ta định nghĩa thế giới này bằng chức năng, và chỉ bằng chức năng. Áo để mặc, ghế để ngồi, răng để nhai và lưỡi để nếm.

Cho nên không thể trách được nếu ba tôi quả quyết ly mới là thứ dùng để uống nước, còn chai chỉ dùng để đựng nước, nếu mọi ông bố bà mẹ khác đều nhanh chóng đồng ý với nhau rằng nón lưỡi trai dùng để che nắng, bút để viết và tập vở tất nhiên dùng để ghi chép.

Trẻ con không quan tâm đến chức năng. Ðơn giản vì trẻ con có kho báu vô giá: óc tưởng tượng.”

8. “Ðối với một đứa bé, ngôi nhà rất quan trọng. Một đứa bé sống trong nhà mình cũng tự nhiên và máu thịt như sống trong bản thân mình. Nó không thể chạy ra khỏi nhà mình, vì điều đó sẽ làm nó đau đớn. Cũng như một con thỏ không thể chạy ra khỏi bộ da của mình.

Chỉ có người lớn mới làm được điều kỳ cục đó. Trong một số trường hợp, bản ngã có thể biến thành tha nhân. Lớn lên, tôi nghe các triết gia kháo với nhau như vậy.”

Review Sách Dám Bị Ghét – Hạnh Phúc Thực Sự Là Gì | Revisach

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây